4 điều nhầm lẫn của thiên tài Einstein

Gabby, Theo Mask Online 12:00 27/08/2012

Thiên tài cũng có lúc lầm lẫn đó các bạn…

Einstein - nhà vật lý tài ba người Đức, sở hữu IQ cao chót vót được mệnh danh là một trong những thiên tài hàng đầu của thế giới. Nhắc tới ông, người ta không thể quên được thuyết tương đối nổi tiếng. Thế nhưng, trong sự nghiệp của mình, ông cũng có những góc khuất, những sai lầm mà một con người không thể tránh khỏi…

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

1. Thế giới đầy rẫy sự ngẫu nhiên

Einstein là nhà khoa học đưa ra quan điểm mọi thứ trong vũ trụ đều có quy luật, không tồn tại sự ngẫu nhiên. Ông tổng kết bằng phát ngôn nổi danh: “Chúa trời không hề gieo xúc xắc”. 

Trong thuyết cơ học lượng tử đã đạt giải Nobel năm 1921 của mình, Einstein cho rằng, chắc chắn có một điều gì đó được ẩn giấu bên trong các hạt nhân, một biến số quyết định sự phân rã của nguyên tử.

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Không may, lần này ông đã sai. Một cuộc nghiên cứu quy mô được tiến hành bởi các nhà triết học thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự phân rã của các nguyên tử phóng xạ là hoàn toàn ngẫu nhiên. Không thể tìm ra nổi quy luật nào thống nhất cho chúng, cũng như chẳng có biến số nào như Einstein đã tin tưởng và bảo vệ.

2. Vũ trụ tĩnh tại hay vận động?

Trong quá trình phát triển học thuyết về luật hấp dẫn, Einstein tình cờ phát hiện ra một vấn đề. Vũ trụ - thứ mà ông vốn nghĩ là tĩnh tại, là đứng im lại không hề tuân theo phương trình tính toán bấy lâu nay. 

Thay vì khẳng định dự đoán rằng vũ trụ vận động, ông lại thay đổi phương trình của mình sao cho có một hằng số của vũ trụ và ủng hộ quan điểm tĩnh tại của bản thân. Theo Einstein, vũ trụ sinh ra đã thế, bất biến và đứng im một chỗ.

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Cho đến khi nhà vật lý học Edwin Hubble khám phá ra sự thật rằng vũ trụ vận động từng giây, từng phút thì Einstein mới chịu thừa nhận. Chính bản thân ông sau này đã tâm sự rằng, sự bảo thủ trong nghiên cứu trên là “sai lầm lớn nhất của cuộc đời ông”.

3. Hằng số vũ trụ

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Trớ trêu thay, khi tiếp nhận quan điểm của Hubble, Einstein hoàn toàn từ bỏ cái “hằng số vũ trụ” mà ông đã nghĩ ra. Đây lại chính là sai lầm tiếp theo trong đời ông. Thực chất, giả thuyết ông đang nghiên cứu rất có ý nghĩa về sau này, mở ra một thời kì mới cho con người tiếp cận không gian.

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Vào khoảng cuối những năm 1990, Saul Perlmutter và cộng sự ở Berkely đã chứng minh được nhận định, vũ trụ đang giãn nở ra với tiền đề then chốt là “hằng số vũ trụ” mà Einstein từng bỏ quên. Kết quả này sau đó cũng được một nhóm nghiên cứu độc lập khác công bố và được toàn thế giới thừa nhận.
 
4. Học thuyết hợp nhất vũ trụ

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Thiên tài của chúng ta đã dành tâm huyết cả cuộc đời mình để nghiên cứu một học thuyết hợp nhất tất cả - một thứ có thể gọi là “thuyết tuyệt đối” từ những năm 40 tuổi. Ông muốn dành tất cả tinh hoa của mình để đem đến chân lý cho toàn thế giới, đi tìm nguồn gốc của vũ trụ, liên kết trọng lực và điện lực. 

4-dieu-nham-lan-cua-thien-tai-einstein

Tuy nhiên, Einstein đã mất mà chưa kịp hoàn tất công trình nghiên cứu vĩ đại ấy. Để rồi vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, một nhóm các nhà vật lý khác đã hoàn tất phần dang dở của thiên tài. 

Đáng tiếc, thứ mà họ thu được không phải như ước nguyện của Einstein. Họ không hề tìm ra nguồn gốc của trọng lực mà khám phá ra nguồn lực của điện học. Chúng chính là năng lượng tạo ra năng lượng phóng xạ. Điều ấy cũng chứng minh rằng, một lần nữa nhà bác học đã sai lầm khi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu.


Bạn có thể xem thêm: