"Tại sao từ giờ, tôi sẽ chỉ chơi game, xem trailer trên nền tảng thực tế ảo mà thôi"

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 14/08/2017

Xin tự giới thiệu, tôi là một người rất thích chơi game. Nhưng khác với mọi người, chơi game với tôi không chỉ đơn thuần là giải trí trên những chiếc màn hình quen thuộc như laptop, smartphone… Tôi phải trải nghiệm những gì mới nhất, thú vị nhất mới chịu được.

Bên cạnh đó, tôi có một sở thích hơi “khác lạ” so với mọi người. Đối với tôi, xem trailer phim không phải để cho vui. Tôi xem trailer để nhìn ra có điểm gì khác biệt, thú vị, sau đó tôi sẽ đưa chi tiết đó lên các trang báo điện tử tôi cộng tác cùng, kiếm nhuận bút. Vấn đề là, khi bạn xem trailer phim bằng laptop, điện thoại hay cả TV đi chăng nữa, môi trường xung quanh sẽ làm bạn phân tâm và khó tập trung, tôi thường phải xem cả chục lần mới bắt được khoảnh khắc hay.

Vì cả 2 lý do đó, tôi quyết định thử chơi game và xem trailer qua công nghệ thực tế ảo, theo lời một người bạn tư vấn.

Hồi tháng Năm, sau nhiều tháng nỗ lực tìm kiếm một bộ kính VR, tôi đã tìm thấy bộ đôi Galaxy S8 và GearVR. Trong nhiều tuần sau đó… tôi đã thử mọi ứng dụng nhìn có vẻ thú vị trên cửa hàng ở đây: rất nhiều trò chơi (trò GunJack khá tuyệt), ứng dụng ngồi thiền, và thậm chí cả video 360 của Facebook trông cũng rất mãn nhãn khi lên nền tảng thực tế ảo.

Tại sao từ giờ, tôi sẽ chỉ chơi game, xem trailer trên nền tảng thực tế ảo mà thôi - Ảnh 1.

Ảnh: BusinessInsider

Xem bằng thực tế ảo, bạn sẽ không bỏ lỡ chi tiết nào

Trong vài tháng vừa rồi, gần như tôi xem toàn bộ trailer phim mới nhất hoặc MV ca nhạc trên kính thực tế ảo. Và tôi thề với các bạn: xem bằng kính thực tế ảo cho bạn nhìn thấy những chi tiết vô cùng thú vị của trailer phim mà bạn khó có thể nhìn thấy khi xem bằng màn hình bình thường.

Trong trailer Game of Thrones season 7, tôi là người duy nhất trong nhóm mê phim nhìn ra chi tiết Grey Worm nhìn vào đường hầm dưới lâu đài Casterly Rock. Đơn giản là vì tôi không bị mất tập trung.

Bộ thiết bị đeo lên đầu giá 99 USD này thay thế hoàn toàn cho chiếc laptop, cái máy iMAC và luôn cả TV phòng khách nhà tôi. Chẳng cần biết lúc ấy tôi đang ở đâu, bộ Gear VR và chiếc Galaxy S8 trở thành thiết bị giải trí ưa thích.

Không chỉ có xem phim, trải nghiệm cảm giác chơi game, hay “nhập vai”, tương tác với môi trường “ảo”, đóng vai bác sĩ, vận động viên cùng GearVR/Galaxy S8 cũng vô cùng thú vị. Bạn chỉ việc đeo kính lên, oa, mọi thứ xung quanh bỗng trở thành thế giới khác mà bạn là nhân vật chính trong đó.

Chơi game bằng thực tế ảo, bạn sẽ không bị mất tập trung chút nào cả

Thực tế ảo mang tới cho tôi môi trường giải trí chơi game, xem phim nghe nhạc hoàn hảo, nhưng với tôi thì lợi ích thực sự của nó đó là loại bỏ hoàn toàn những thứ làm mình mất tập trung (đó chính là việc cứ vài phút lại với tay ra cái điện thoại để đọc linh tinh). Điều này đặc biệt quan trọng trong việc chơi game. Bạn biết vì sao các tay game thủ chuyên nghiệp phải đeo tai nghe to đùng chưa? Chỉ cần một phút giây mất tập trung là bạn sẽ thất bại. Với thực tế ảo, mà cụ thể là GearVR kết hợp cùng Galaxy S8, tôi không gặp phải vấn đề đó.

Bạn phải thử ngay trò Eve: Gunjack ngay đi. Một khi đã trải nghiệm tựa game bắn súng ngoài vũ trụ này, tôi dám chắc bạn sẽ không muốn chơi game bắn súng không chạy trên nền tảng thực tế ảo nào nữa. Nhiệm vụ của bạn cực kỳ đơn giản: đó là bắn tất cả mọi thứ đang di chuyển, cực kỳ vui vẻ và thú vị. Có rất nhiều cấp độ để bạn thử, khiến bạn không muốn rời bỏ. Và điều đặc biệt như tôi nói đó: bạn không bị mất tập trung vào thứ nào khác, khiến cho chuyện chơi game đạt tới “tối đa trình độ”.

Tại sao từ giờ, tôi sẽ chỉ chơi game, xem trailer trên nền tảng thực tế ảo mà thôi - Ảnh 2.

Ảnh: VRHeads

Chẳng quan trọng trên màn hình đang là cái gì – trong cuộc chiến nhằm giành lấy sự chú ý của tôi, thì cái màn hình thứ hai luôn thắng. Thói quen khó bỏ của ngồi lướt Facebook cũng như Twitter, gửi tin nhắn... luôn chiếm ưu thế. Tôi luôn phải tua lại trailer nhiều lần để xem.

Ta luôn được nhắc nhở là cất điện thoại mỗi khi vào rạp phim, vào nhà hát. Người thường ai ai cũng thỉnh thoảng mở điện thoại lên một lần, nhưng những áp lực xã hội ngăn ta bật điện thoại lên và làm mù mắt thanh niên ngồi kế bên. Lúc ấy, ta theo dõi được diễn biến câu chuyện, hiểu được mấy câu bông đùa của nhân vật, hiểu được ẩn ý tác giả... Nhưng vẫn còn vô vàn những chi tiết nhỏ khác nữa và tôi tìm thấy rằng trong thế giới thực tại ảo, khi mà sự chú ý không còn bị phân tán chút nào, thì ta cảm nhận những tiểu tiết ấy dễ dàng hơn và thẩm thấu được những điều thú vị nhất trong đoạn trailer mà đạo diễn đã gửi gắm.