Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không?

Thục Trang, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 13/08/2016

Bạn có thấy lạ không? Tại sao chỉ mình con người phải chịu cơn ác mộng mang tên "kinh nguyệt" hành hạ mình chứ?

Tháng này qua tháng khác, kinh nguyệt đến rồi lại đi, để lại cho người bị lẫn người không bị những trải nghiệm thực sự phải nói là vô cùng bi kịch. Con gái những ngày này thường khó chịu, thế là giận cá chém thớt những người xung quanh. Còn các nạn nhân, họ thì chẳng thể làm gì ngoài việc nhắm mắt mà đợi cho xong thôi.

Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không? - Ảnh 1.

Thế nhưng, bạn có bao giờ thấy bất công không, khi dường như chỉ phụ nữ là có kinh nguyệt thôi. Trong khi lũ động vật, có bao giờ thấy chúng nó bị đâu cơ chứ?

Thực ra sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Tại sao bạn lại có kinh nguyệt?

Để biết được sự thật, chúng ta phải đi từ vấn đề này trước. Đầu tiên, mỗi tháng để đáp ứng với kích thích tố sinh sản - chủ yếu là estrogen và progesterone - tử cung của người phụ nữ luôn phải sẵn sàng cho việc mang thai.

Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không? - Ảnh 2.

Các lớp lót bên trong tử cung, được gọi là nội mạc tử cung, sẽ phải chuẩn bị cho một phôi để đợi chờ tinh trùng cập bến. Nếu người phụ nữ không có thai, nồng độ progesterone bắt đầu giảm. Các mô nội mạc tử cung dày với mạch máu của nó sau đó bắt đầu bong ra, rời khỏi tử cung, đi qua âm đạo và tạo thành kinh nguyệt.

Nhưng động vật, tại sao lại không có kinh?

Thực ra là có! Tuy nhiên, chúng không "suối nguồn tuôn trào" như chúng ta, mà đa số động vật sẽ hấp thụ ngược lại lớp mô tử cung bị bong ra, do đó chúng ta sẽ không nhìn thấy kinh nguyệt. Điều này đúng cả với những loài khỉ và vượn - những sinh vật có họ hàng gần với chúng ta nhất.

Tuy nhiên, cũng có những loài khác phải "sống chung với lũ" như các chị em loài người. Đầu tiên phải kể đến những loài dơi không đuôi và loài dơi mũi lá. 

Theo nghiên cứu của ông John J Rasweiler IV, một giáo sư của Đại học tại New York và cũng là một chuyên gia về sinh sản của dơi thì những con dơi ăn quả đuôi ngắn có chu kỳ kinh kéo dài 21- 27 ngày cơ đấy.

Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không? - Ảnh 3.

Hay kể cả lũ chuột chuyên đi phá bĩnh con người cũng có chu kỳ gần giống chúng ta. Gần đây, một nhóm nghiên cứu của Đại học Monash (Úc) đã phát hiện ra một trường hợp cá biệt trong số những loài động vật thuộc bộ gặm nhấm, đó là loài chuột gai.

Loài này có không chỉ đến tháng, mà chu kỳ của chúng còn có lúc giống với con người. Cụ thể hơn, loài chuột có chu kỳ kinh khoảng 9 ngày, trong đó chảy máu 3 ngày - chiếm 20-40%. 

Còn ở người, thời gian "đèn đỏ" là khoảng 3-4 ngày, nhưng có người kéo dài đến cả tuần. Thực hiện phép so sánh, ta thấy tỉ lệ của cả 2 dường như tương đồng.

Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không? - Ảnh 4.

Mà tại sao con người không hấp thụ ngược như loài vật luôn cho nó nhanh nhỉ?

Thực ra, kinh nguyệt có thể hơi... rắc rối một chút, nhưng nó không xấu. Theo Bela Schick, một bác sĩ nổi tiếng của Mỹ, kinh nguyệt là cách để phụ nữ bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể. 

Bằng chứng là máu sinh ra trong giai đoạn này có thể làm héo cây, hỏng bia, rượu vang và cả dưa chua nữa.

Tại sao phụ nữ có kinh nguyệt mà phần lớn động vật thì không? - Ảnh 5.

Chính vì thế, có thể nói kinh nguyệt giúp chúng ta có một cuộc sống an toàn, ổn định. Và đây cũng chính là một trong những lý do khiến chúng ta phải có kinh nguyệt, chứ không nên hấp thụ vào. Đó là lợi thế của sự tiến hoá.

Ngoài ra, thực sự thì chúng ta cũng có hấp thụ lại một chút, nhưng do nội mạc tử cung của chị em dày hơn của động vật, đồng nghĩa với lượng "thải" ra mỗi tháng nhiều hơn. Cơ thể không thể hấp thụ xuể nên đành "xuất ra".

Và điều quan trọng nhất, có "bị" hàng tháng thì chị em mới biết chính xác được mình có thai hay không! Một dấu hiệu kì diệu để cơ thể "giao tiếp" với chúng ta, tại sao không trân trọng nó cơ chứ?

Nguồn: Science Alert, BBC