Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink?

Thái An, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 16/04/2019

Ở K -pop, lần đầu tiên người hâm mộ chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai nhóm nhạc khác nhau về giới tính: BTS và BlackPink. Đây là một điều cần khuyến khích để mở ra những sàn đấu công bằng.

Trong suốt lịch sử hình thành K-pop, chúng ta đã thấy nhiều cuộc chiến giữa các nhóm nhạc nam hàng đầu như G.O.D, H.O.T hay BigBang, Super Junior và DBSK, cùng với đó là sự cạnh tranh của các girlgroup như SNSD, T-ara, 2NE1. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên người hâm mộ chứng kiến sự cạnh tranh giữa hai nhóm nhạc nam - nữ: BTS và Black Pink.

Mới đây, "Boy with luv" của BTS đã phá vỡ kỷ lục của Black Pink dành cho MV được xem nhiều nhất kể từ 24h ra mắt với 78 triệu lượt views. Vậy là chỉ sau 1 tuần đứng ở vị trí thứ nhất, Black Pink đã phải chấp nhận nhường vị trí này cho 7 chàng trai đến từ BigHit.

BTS ft. Halsey - "BOY WITH LUV" MV

MV "Kill This Love" – BLACKPINK

Ngoài lượt views trên Youtube, fandom cả 2 nhóm đều rất nỗ lực để giúp thần tượng của mình đạt được những thành tích ấn tượng khác. Rõ ràng, lần đầu tiên trong lịch sử K-pop mới có một cuộc chiến đầy hấp dẫn giữa 2 nhóm nhạc khác nhau về giới tính.

Dưới đây là những lí do để K-pop nên có nhiều cuộc chiến "phi giới tính" như thế giữa các nhóm nhạc.

1. Tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các nhóm nhạc

Việc không quá chú trọng vào giới tính của đối thủ sẽ giúp cho các công ty có những chiến lược quảng bá mang tính chiến lược hơn, thoát khỏi sự hạn chế về concept mỗi lần comeback. Điều đó sẽ giúp các nhóm nhạc tập trung vào âm nhạc, sáng tác và thị hiếu người nghe để chinh phục khán giả. Ví dụ nếu một nhóm nhạc nam quá tập trung để xây dựng một concept xuyên suốt sự nghiệp, âm nhạc của họ sẽ đôi lúc trở nên nhàm chán và một màu.

Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink? - Ảnh 3.

Twice luôn được biết đến với hình ảnh những cô gái trẻ trung, đáng yêu

Twice dù đang ở trong sự nghiệp đỉnh cao của họ nhưng vẫn đôi lúc phải nhận những phản hồi không tích cực từ netizen khi concept của họ quá một màu, điều này cũng được hình thành để nhóm có thể làm khác với concept của các đối thủ như Black Pink, Red Velvet.

MV "Bad Boy" – Red Velvet

Ngoài ra, khi một nhóm nhạc quyết định đầu tư về chất lượng âm nhạc nhiều hơn, fandom của họ sẽ không sa vào những cuộc "khẩu chiến" về việc đạo concept, vũ đạo nữa mà tập trung vào việc gia tăng sự tương tác trong âm nhạc của thần tượng.

2. Không còn sự phân biệt giữa girlgroup và boygroup

Có thể thấy, JYP là một trong những công ty sở hữu những nhóm nhạc nữ đỉnh nhất K-pop như Twice, Wonder Girls… Tuy nhiên đánh đổi lại sự thành công đó là việc những 2PM, 2AM ngày xưa hay GOT7 hiện nay đều không nhận được sự đón nhận ở Hàn Quốc. Ngay cả SM hiện nay cũng đang có dấu hiệu bỏ bê SNSD để tập trung cho EXO và NCT 127.

Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink? - Ảnh 5.

GOT7 đang dần mất đi sự chú ý từ công chúng Hàn Quốc

Ngược lại, các nhóm nhạc nam YG cũng đang nhận phải sự bất công so với Black Pink, các chàng trai của iKON, WINNER thường phải tự sản xuất bài hát của mình trong khi đó cái tên Teddy luôn luôn là nhà sản xuất chính của Black Pink.

Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink? - Ảnh 6.

WINNER thường phải tự sáng tác những bài hát trong album của nhóm

Vì thế nếu các công ty giải trí nhìn vào trường hợp của Black Pink và BTS, sẽ thấy được rằng việc họ cần làm với những nhóm nhạc có đầy đủ những điều kiện đầy đủ để nổi tiếng như tài năng, nhân cách là một sự đầu tư hợp lý, có định hướng.

3. Xây dựng một cộng đồng K-pop tốt đẹp hơn

Để bảo vệ quyền lợi của thần tượng, nhiều người hâm mộ sẵn sàng sử dụng những lời nói mang tính miệt thị giới tính, nhân cách của các nhóm nhạc để đối thủ. Thế nhưng theo dõi sự cạnh tranh thời gian qua giữa BTS và Black Pink, cả hai fandom đều ít nhiều hạn chế những sự miệt thị về giới tính cũng như xúc phạm thần tượng của nhau.

Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink? - Ảnh 7.

"Kill this love" của Black Pink đang nhận được nhiều sự khen ngợi từ công chúng

Thậm chí đâu đó là những lời khen giữa hai fandom vì sự nỗ lực, cũng như đầu tư dành cho thần tượng. Khi đối thủ đều của thần tượng vừa là girlgroup lẫn boygroup, người hâm mộ sẽ cẩn thận hơn về lời nói vì những lời xúc phạm liên quan đến giới tính sẽ gây ra những hình ảnh không tốt dành cho fandom. Nhất là trong thời điểm những phong trào như #metoo hay #debttoo đều đang có ảnh hưởng đến xã hội.

Tại sao K-pop nên có nhiều cuộc chiến “phi giới tính” như giữa BTS và Black Pink? - Ảnh 8.

Scandal xung quanh SeungRi khiến cho hình ảnh của người phụ nữ đang cần được bảo vệ hơn bao giờ hết

Thay vào đó, fandom sẽ tập trung vào lượt views, vào sức mạnh của mạng xã hội với những hashtag để hộ trợ thần tượng trong công cuộc quảng bá, tạo nên sự cạnh tranh đầy công bằng và lành mạnh.

Trong thời gian tới, những người yêu mến cộng đồng K-pop sẽ có những cuộc chiến "phi giới tính" như Black Pink và BTS hơn, điều đó sẽ giúp K-pop đến với thế giới với một hình ảnh đầy thân thiện và không còn sự khiêu khích cũng như thù địch.