Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự?

Pem, Theo Helino 18:00 15/10/2019

Từ khi còn nhỏ Sulli đã phải đối mặt với căn bệnh rối loạn lo âu trầm cảm, việc một mình đối mặt với căn bệnh càng làm cô thêm đau khổ và mệt mỏi. Để tránh cho những người thân bị trầm cảm gặp phải trường hợp tương tự, điều quan trọng là đừng bao giờ để họ cô đơn.

Chiều ngày 14/10, toàn showbiz châu Á chấn động trước hung tin Sulli qua đời. Loạt báo Hàn đưa tin thi thể của nữ ca sĩ được tìm thấy tại một tòa nhà chung cư ở quận Sujeong, thành phố Seongnam (Hàn Quốc). Trước đó, Sulli đã có nhiều biểu hiện lạ thường từ hành động tới lời nói.

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 1.

Ngày từ thủa nhỏ, Sulli đã phải một mình đối mặt với chứng rối loạn lo âu

Ngay từ khi còn nhỏ, Sulli đã phải một mình đối mặt với căn bệnh rối loạn lo âu. Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn lo âu thường đi kèm với các bệnh lý tâm thần khác như rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống và trầm cảm.

Bác sỹ Nancy B. Irwin, Chuyên gia tâm lý tại Los Angeles nhận định trầm cảm là nguyên nhân chính dẫn người mắc bệnh rối loạn lo âu đến ý định tự tử. Vậy trầm cảm là như thế nào?

Từ trầm cảm đến ý định tự tử

Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của con người. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc mất hứng thú kéo dài với các hoạt động trong cuộc sống. Nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm, thể chất và có thể làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. 

Điều này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sức khỏe của người bệnh. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần và không được điều trị, chứng trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.

Khi những cảm xúc tiêu cực kéo dài và bắt đầu ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe hoặc các mối quan hệ của bạn thì đã đến lúc bạn cần gặp một chuyên gia về tâm lý.

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 2.

Chứng rối loạn lo âu có thể đã tái phát trở lại trong giai đoạn khó khăn của Sulli và đi kèm với đó là chứng trầm cảm

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, trầm cảm đa phần là kết quả của một tổ hợp các yếu tố về sinh học, di truyền, tâm lý và các nhân tố xã hội khác. Bác sĩ Victor Schwartz, Giám đốc văn phòng y học của Tổ chức phi chính phủ bảo vệ sức khỏe tinh thần cho giới trẻ JED ở New York cho biết: "Chúng ta hiện nay vẫn chưa thực sự biết được toàn bộ nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm".

Đối với nhiều người, nguyên nhân của bệnh trầm cảm có thể đến từ một sự mất mát hoặc thay đổi lớn trong cuộc sống. Các bệnh lý nội khoa như suy giáp, ung thư, bệnh tim, mất cân bằng nội tiết tố sau sinh hoặc trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ra trầm cảm. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc cao huyết áp cũng có thể tạo nên những triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu của trầm cảm xuất hiện ở người bị rối loạn lo âu

TS Peter Economou, chuyên gia về liệu pháp hành vi nhận thức, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Sức khỏe tại New York và New Jersey cho rằng để chuẩn đoán trầm cảm thì không dễ dàng. "Không có kết quả âm tính hay dương tính với việc kiểm tra sức khỏe tinh thần bởi vì có vô vàn yếu tố có thể gây ra sự trầm cảm". Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện sau của người nghi ngờ bị trầm cảm đễ xác định họ có thật sự mắc bệnh hay không.

Cảm xúc buồn lấn át tâm trí

Buồn bã là cảm xúc thuộc một phần của cuộc sống. Nhưng nếu cảm xúc này kéo dài hơn 2 tuần và cảm xúc của bạn không có gì thay đổi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Một số người vì lý do nào đó sẽ che dấu cảm xúc buồn của họ, tuy nhiên, một số hành động vẫn có thể chỉ ra những gì họ đang che dấu như việc lạm dụng rượu hoặc chất kích thích, buồn bất giác.

Mất cảm hứng với mọi việc

Bác sĩ Victor Schwartz, Giám đốc văn phòng y học của Tổ chức phi chính phủ JED ở New York cho biết, người mắc bệnh trầm cảm thường có sự mất tập trung một cách bất chợt với những hành động dù trước đó họ rất ưa thích. Trạng thái kích động, khóc, cười bất giác là một biểu hiện dễ gặp của trầm cảm lâm sàng.

Thay đổi cân nặng đột ngột

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 đăng trên Tạp chí PLOS ONE cho thấy bệnh trầm cảm liên quan mật thiết đến sự thay đổi cân nặng đột ngột của con người. Có những người khi bị trầm cảm coi việc ăn uống như một việc làm để giảm bớt cảm giác buồn bã nhưng càng ăn họ càng buồn và kèm theo đó là tăng cân. Nhưng cũng có người bị trầm cảm lại chán nản với việc ăn uống, từ đó dẫn đến sự sút cân nhanh chóng.

Mất ngủ, mắt thâm quầng

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 4.

Nhiều người nhận thấy Sulli có nhiều biểu hiện, hành động lạ trước khi tự tử

TS Economou cho biết: "Khoảng 95% số lượng bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm có vấn đề với giấc ngủ". Điều này là bởi người bệnh luôn đặt bản thân vào cảm giác buồn bã, khó chịu, dằn vặt bản thân khiến họ khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay giật mình khi ngủ.

Cảm giác bồn chồn, mất tập trung

Trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu gây ra cảm giác bồn chồn, khiến người bệnh thường xuyên mất tập trung, không bắt nhịp đúng câu chuyện với nhiều phản xạ lạ thường.

Luôn mệt mỏi, không có năng lượng

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 5.

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cho rằng "luôn mệt mỏi, thiếu sức sống là một trong những triệu chứng của trầm cảm".

Ảo giác

Khi một người bắt đầu có ảo giác như nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có trong thực tế, điều đó có nghĩa trầm cảm đã tác động gây ra chứng loạn thần kinh, dẫn đến ảo giác.

Cảm thấy tự ti, vô dụng và có ý định tự tử

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 6.
Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 7.
Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 8.

Bác sỹ Schwartz cho biết người bị trầm cảm sẽ phải đấu tranh với sự rối loạn trầm cảm và làm tăng ý nghĩ tự tử của họ. Trước khi tự tử, họ thường nhắc đến những câu chuyện mà họ chưa từng đề cập đến, những thứ về mặt tối, kết cục, điểm cuối…

Làm sao để giúp người bị trầm cảm

Lắng nghe họ

Hãy để người bị trầm cảm biết bạn đang ở cạnh họ. Bạn có thể bắt đầu trò chuyện bằng cách chia sẻ những câu chuyện của chính mình và hỏi một số câu hỏi đặc biệt. Chẳng hạn như "Trông bạn có vẻ như đã có một khoảng thời gian khó khăn. Bạn cảm thấy như thế nào?".

Hãy thật tập trung lắng nghe những gì họ nói về cảm nhận của họ nhưng có thể họ sẽ không cần những lời khuyên. Bạn nên sử dụng kỹ thuật nghe linh hoạt:

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 9.

- Hỏi câu hỏi để lấy thông tin thay vì tỏ ra rằng bạn hiểu cảm giác của họ.

- Đồng tình vời cảm nhận của họ. Bạn có thể nói "Điều đó nghe thật khó khăn, tôi có thể tưởng tượng những gì bạn đã trải qua".

- Thể hiện sự đồng cảm, quan tâm bằng ngôn ngữ cơ thể.

Hãy đặt những câu hỏi mở và chia sẻ cả câu chuyện của bản thân. Cố gắng nói chuyện thật riêng tư, nói chuyện trực tiếp hoặc có thể gọi video nếu bạn ở xa người bệnh.

Giúp họ tìm được sự giúp đỡ

Người bệnh có thể không ý thức được rằng họ đang phải đối mặt với bệnh trầm cảm hoặc họ không chắc là làm như thế nào để nhận được sự trợ giúp. Khi đó, bạn hãy giúp họ kết nối với những chuyên gia tâm lý.

Đừng để họ một mình đối mặt với trầm cảm

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 10.

Taeyeon trải qua nhiều mất mát lớn khi liên tiếp mất đi những người bạn thân (Sulli, JongHyun)

Trầm cảm hút cạn năng lượng và cảm xúc của người bệnh, nếu để họ một mình đối mặt với trầm cảm thì phần nhiều người bệnh sẽ bị căn bệnh này thao túng và dẫn đến ý định tự tử. Hãy luôn ở bên họ bất kỳ lúc nào để chia sẻ và lắng nghe với họ.

Tự chăm sóc bản thân

Nếu bạn muốn chăm sóc người bệnh chóng khỏi thì bạn cũng cần khỏe mạnh. Trước tiên bạn cần đặt ranh giới và mức độ thời gian bạn dành cho người bệnh và sau đó là tự chăm sóc bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tìm hiểu về trầm cảm

Việc tìm hiểu về trầm cảm sẽ giúp bạn hiểu thêm và biết nhiều thứ để giúp người bị bệnh hơn.

Giúp đỡ người trầm cảm với những công việc hằng ngày

Đừng hỏi người bệnh rằng "Cho tôi biết tôi có thể làm gì giúp bạn?", hãy hỏi "Bạn cần tôi giúp gì nhất hôm nay?". Nếu bạn thấy tủ lạnh nhà người bệnh trống rỗng, hãy hỏi "Tôi có thể mua đồ cho bạn, hãy ghi danh sách đồ cần mua cho tôi" hoặc "Hãy cùng mua chút gì đó cho bữa tối nhé". Một chút sự quan tâm không những không làm họ khó chịu mà giúp họ cảm thấy ấm lòng.

Sulli đã trải qua quãng thời gian đau khổ trước khi tự tử, làm sao để những người trầm cảm không gặp phải trường hợp tương tự? - Ảnh 11.

Jong Hyun và Sulli đều có quyết định tự tử, có thể do ảnh hưởng của bệnh trầm cảm

Hạn chế những lời mời tiệc tùng

Trầm cảm khiến người bệnh chìm đắm trong sự trầm lặng và riêng tư. Những buổi tiệc hay lời mời là điều mà họ hoàn toàn không thích.

Điều bạn không nên làm đối với người bị trầm cảm

- Đừng chỉ lắng nghe, hãy chia sẻ.

- Đừng cố gắng chữa trị cho họ, hãy để thời gian và họ tự chữa lành.

- Đừng đưa ra lời khuyên.

- Đừng tỏ ra cảm thông, tỏ ra mình hiểu cảm giác của họ.

- Đừng mất kiên nhẫn với hiệu quả của thuốc trị trầm cảm bởi nó tốn một thời gian dài để có hiệu quả.

Nguồn (Source): The Healthy, Psychology Today và AllKpop