Vì sao một số "nàng" lại bị... rậm lông?

Sức khỏe Đời sống, Theo 00:01 05/01/2010

Vì sao í nhỉ?<img src='/Images/EmoticonOng/13.png'>

Chứng rậm lông là gì í nhỉ?

Đây là một chứng bệnh được xác định là tình trạng tăng trưởng “vi ô lông” quá mức và dư thừa ở XX đấy. Một khi đã “dính” phải căn bệnh này, các bạn gái sẽ thấy “vi ô lông” tấn công và “xâm chiếm” ở những nơi mà bình thường lông rất ít hoặc không có.

Hiện tượng này có liên quan đến một loại hormone nam của lông cơ thể, và do đó ảnh hưởng trước tiên của nó là về mặt thẩm mĩ, sau nữa là tác động đến tâm lý của XX (thật chẳng sung sướng gì khi thấy “vi ô lông” cứ “mở rộng diện tích” như thế mừ!).



Thực tế, đây chỉ là một triệu chứng hơn là một bệnh. Nó có thể là dấu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn, đặc biệt là nếu nó “lớn mạnh” mạnh mẽ sau tuổi dậy thì đấy.

Điều gì gây ra chứng bệnh “khó coi” này vậy?

Nguyên nhân của chứng rậm lông khá “phong phú”. Đó có thể là:

- Do tình trạng gia tăng nồng độ androgen – là một hormone nam, kích thích hoạt động của tuyến dầu và lỗ chân lông, hoặc do sự “nhạy cảm” quá mức của các nang lông đối với androgen. Tình trạng gia tăng androgen tuyến sinh dục có thể do hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ tuần hoàn insulin ở XX cao, hoặc u tân sinh buồng trứng. Còn tăng tiết androgen tuyến thượng thận thì có thể do chuyển hóa cortisol bất thường, tân sinh thượng thận,…

- Sự gia tăng hormone nam như testosterone kích thích sự “lớn mạnh” của lông, gia tăng kích thước và tăng cường hình thành màu lông.


- Các rối loạn nội tiết khác như: hội chứng Cushing (một hội chứng gây béo phì, cao huyết áp, suy kém ở hệ sinh dục), bệnh to viễn cực.

- Tăng tiết androgen khi có thai.

- Do thuốc: chẳng hạn thuốc nội tiết gây rậm lông androgen, thuốc tránh thai chứa progestin sinh androgen,…

Làm thế nào để biết mình đã bị mắc chứng rậm lông?

Để “nhận diện” được lũ “vi ô lông” thì phải dựa vào các yếu tố: thời gian bắt đầu “tươi tốt”, tốc độ phát triển lông và các triệu chứng liên quan (như viêm nang lông chẳng hạn). Tùy vào nguyên nhân, sự “lớn mạnh” quá mức của lông bắt đầu ở từng độ tuổi khác nhau, đặc biệt ở những XX thường không phát triển ngọn lông trong tuổi dậy thì nhé (ở ngực, lưng, bụng và mặt).

Thường thì “vi ô lông” sẽ tăng trưởng từ chậm đến nhanh dần, nhưng trong một số trường hợp có thể “tăng tốc” đột ngột và nhanh chóng. Có thể phân biệt được nguyên nhân chứng rậm lông khi thấy có kèm các biểu hiện sau:

- “Vi ô lông” phát triển với tốc độ nhanh có thể do hiện tượng namm hóa do u tân sinh tiết androgen.

- “Vi ô lông” “lớn mạnh” kèm triệu chứng tiết nhiều sữa có thể do thiểu năng tuyến giáp.


- Sự “tăng trưởng” của “Vi ô lông” đi kèm với nổi vân, dễ bị thâm tím, tăng cân,… có thể là dấu hiệu của nhiễm cortisol.

- Rậm lông di truyền và vô sinh có thể do rối loạn tăng sản thượng thận bẩm sinh kiểu bất thường.

Ngoài ra, XX có thể dựa vào đặc điểm sau đây để tự nhận biết chứng rậm lông: nếu rậm lông không do androgen thì lông sẽ “tăng trưởng’ quá mức ở lông tơ, ở vùng không phải bộ phận sinh dục và thường là do bệnh sử gia đình, do các rối loạn chuyển hóa hoặc do dùng thuốc gây ra.

Điều trị chứng rậm lông như thế nào?

Nhiều XX khi rơi vào tình cảnh “rừng rậm rạp” này đã nhổ lông hoặc cạo để cố gắng cải thiện tình hình. Song biện pháp sáng suốt và triệt để nhất là “khổ chủ” nên đến bác sĩ chuyên khoa để được test kiểm tra máu và xác định nguồn gốc riêng biệt của sự phát triển lông bất thường này cũng như cách điều trị đúng. Để “triệt tiêu” chứng bệnh này có thể dùng các phương pháp sau:


Cách điều trị không dùng thuốc gồm: tẩy lông, làm rụng lông bằng hóa chất, triệt lông tận gốc như tẩy sáp, liệu pháp laser. Trong đó, phương pháp dùng hóa chất để làm rụng “vi ô lông” có hiệu quả khi rậm lông dạng nhẹ chỉ ở vùng giới hạn, tuy nhiên phương pháp này có thể gây kích thích da đó XX nhé.

Dùng thuốc để điều trị tình trạng tăng tiết androgen. Chẳng hạn có thể dùng thuốc tránh thai, đây là cách điều trị nội tiết ưu tiên cho rậm lông và viêm nang lông. Và tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị phù hợp.