Tràn dịch màng tinh hoàn - dấu hiệu “không thể lơ là”

Sức khỏe & Đời sống, Theo 00:01 13/12/2009

Bởi vì đây có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh “đáng gờm” đấy teenboys nhé!!!<img src='/Images/EmoticonOng/16.png'><img src='/Images/EmoticonOng/20.png'>

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì nhỉ?

Màng tinh hoàn thực chất là một lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Lúc đầu phúc mạc xuống bìu thành một ống gọi là mỏm bọc, sau đó ống sẽ bị bít lại khi trẻ ra đời. Màng tinh hoàn gồm 2 lá: một là lá tạng dính sát vào tinh hoàn, và hai là lá thành bao phía bên ngoài lá tạng. Giữa hai lá này là một lớp dịch mỏng giúp cho tinh hoàn trượt lên trược xuống rất dễ dàng đấy.


Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra trong 2 trường hợp. Teenboys có biết rằng khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam bị tràn dịch màng tinh hoàn nhưng hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi mà không cần chữa trị không? Đối với các bé trai, tràn dịch màng tinh hoàn có thể phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ. Thông thường, cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thong qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Phần lớn chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài trước khi các ống phúc tinh mạc này đóng lại. Tuy nhiên nếu dịch vẫn còn sau khi ống phúc mach tinh đóng lại và dịch không thể thoát về ổ bụng thì thông thường sau 1 năm chúng cũng sẽ tự biến mất.

Trường hợp thứ hai xảy ra khi màng tinh hoàn bị tổn thương dẫn tới ứ đọng dịch, máu hoặc mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn. Lúc này, tràn dịch màng tinh hoàn có thể là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau.

“Gốc gác” của hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn này là gì vậy?

Tràn dịch màng tinh hoàn có“gốc gác”rất‘phong phú” đấy XY ạ. Có thể do bìu bị sưng, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn. Đôi khi nó cũng liên quan đến thoát vị bẹn (là hiện tượng ruột bị sa xuống… bìu).

Ngoài ra còn có những nguyên nhân gây xuất tiết dịch ở màng tinh hoàn như: nhiễm trùng các vi khuẩn gây bệnh ở đường sinh dục, tiết niệu như E.coli, lậu, giang mai, đặc biệt là vi khuẩn lao, do nhiễm các ký sinh trùng như giun chỉ, nấm..

Tràn dịch màng tinh hoàn cũng cóthể “lộdiện” khi “khổ chủ” nhiễm các bệnh như suy tim, xơ gan cổ chướng, hội chứng thận hư,…

Đặc biệt là chứng bệnh ung thư cũng có thể “báo hiệu” trước bằng hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn này đấy boys nhé.

Dấu hiệu“nhận diện” tràn dịch màng tinh hoàn

Teenboys hoàn toàn cóthểtựphát hiện ra hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn khi thấy cónhững dấu hiệu sau:

  • Đau dữ dội, đau quặn từng cơn hoặc có thể chỉ đau tức âm ỉ ở vùng bìu, bẹn.
  • Bìu to lên, sa xuống dưới, da căng bóng nhưng hai tinh hoàn không sa xuống. Soi đèn pin vào bìu ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng.
  • Tinh hoàn có thể sưng to, đau hoặc cũng có thể thấy tinh hoàn… cứng như đá.

Nếu thấy những dấu hiệu này, bạn hãy ngay lập tức đi khám để được chẩn đoán kịp thời nhé.

Làm thế nào để chẩn đoán chính xác tràn dịch màng tinh hoàn?

Để có thể chẩn đoán chính xác rằng những triệu chứng trên có phải chỉđơn thuần là tràn dịch màng tinh hoàn hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra cho bạn để loại trừ những căn bệnh khác.

Nếu nghi ngờtràn dịch màng tinh hoàn là do bị nhiễm trùng, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu và nước tiểu.

Phương pháp siêuâm thường được sửdụng để loại trừ khảnăng ung thưtinh hoàn hay những nguyên nhân khác gây sưng bìu.

Trong khi đó chụp X-quang ổbụng dùng để nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn do thoát vị bẹn đấy XY ạ.

Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào nhỉ?

Vì tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, nên việc điều trị chủ yếu dựa vào nguyên nhân để đạt hiệu quả cao. Mục đích của điều trị không chỉ là làm giảm hết các triệu chứng ở màng tinh hoàn mà còn phải bảo tồn được các chức năng của “túi bi đôi”, cố gắng duy trì chức năng tình dục, sinh sản cho bệnh nhân sau đó.

Đối với những nguyên nhân như viêm nhiễm do vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, có thể dùng thuốc điều trị. Còn đối với những nguyên nhân ác tính, bác sĩ có thể xem xét khả năng phẫu thuật, chạy tia, dùng hóa chất tùy theo. Trường hợp nhiễm lao thường là lao thứ phát nên điều trị theo phác đồ.

Riêng chọc hút dịch màng tinh hoàn vừa là thủ thuật thăm dò chẩn đoán, vừa là kỹ thuật điều trị cho những trường hợp tràn dịch nhiều đấy teens ạ.