Sức khỏe "rớt thảm hại" vì phụ gia thực phẩm

Thủy Meo, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 08/11/2012

Chúng gây ra nhiều tác hại lắm đấy!

Chất phụ gia là gì?

Đó là những chất được người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, kéo dài thời gian bảo quản nhưng vẫn không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng nhằm thu hút thực khách, tăng sự ngon miệng cho món ăn...

Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ chất hóa học (như Sodium bicarbonate). Đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng của món ăn.

Khi phụ gia có thể gây hại cho sức khỏe

Foocmon

Foocmon là một chất hữu cơ rất độc, được sản suất rộng rãi trong công nghiệp. Nó là một chất khí không màu, có mùi rất đặc biệt, tan trong nước. Foocmon có tính sát trùng cao, thường được sử dụng trong Y học, nhất là việc bảo quản xác chết.

Tuy nhiên, hiện nay, trong ngành chế biến thực phẩm, loại chất độc hại này được sử dụng với mục đích kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, giữ thức ăn tươi lâu, đẹp màu. Nếu cơ thể chúng ta tiếp xúc với foocmon dù chỉ một hàm lượng rất nhỏ cũng có thể gây hại đến sức khỏe và dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, tổn thương da, niêm mạc, mắt…

Sức khỏe "rớt thảm hại" vì phụ gia thực phẩm 1

Hàn the

Hàn the cũng là một chất hóa học không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Vì hàn the có thể làm thực phẩm dai và giòn hơn nên thường bị một số cơ sở sản xuất lợi dụng cho vào thức ăn để tăng độ ngon miệng. Trong đó, nhiều loại thực phẩm từng được phát hiện có chứa hàn the như bánh phở, nem chua, giò, chả...

Sở dĩ hàn the gây hại cho sức khỏe là bởi vì khi ăn vào, cơ thể chỉ đào thải được khoảng 80% chất này, phần còn lại sẽ tích tụ vĩnh viễn trong cơ thể. Do đó, việc tích tụ hàn the trong nhiều ngày cũng nguy hiểm như sử dụng nhiều hàn the trong một lần.

Với hàm lượng từ 3 đến 5g một ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ăn không ngon, người mệt mỏi, khó chịu, khả năng làm việc sút giảm. Với hàm lượng trên 5g mỗi ngày sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giảm trí nhớ. Ngoài ra hàn the còn làm tổn thương và hư hại các tế bào gan, teo tinh hoàn, và là một trong những tác nhân gây ung thư.

Chất bảo quản trong đồ hộp

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đồ hộp gây hại cho sức khỏe là do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra. Đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, chúng có ở khắp nơi trong đất, kết hợp với chất bảo quản trong đồ hộp mà tạo thành một hợp chất gây ngộ độc cho cơ thể. Thức ăn đóng hộp hay bị nhiễm như: rau quả, thịt, cá.

Theo đó, sau khi ăn thức ăn đóng hộp 6 - 24 giờ hoặc sau vài ngày (thời gian dài ngắn tùy theo lượng độc tố bị nhiễm), bệnh nhân thấy triệu chứng sớm nhất là liệt mắt, cơ mắt, bệnh nhân bị sụp mi mắt, giãn cố định đồng tử hai bên; liệt vòm họng, lưỡi, khô miệng, nuốt khó, nói khó, rối loạn lời nói rồi mất tiếng; liệt dạ dày, ruột dẫn đến trướng bụng, giảm tiết dịch; liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong nếu không được hô hấp nhân tạo.

Vì vậy, tốt nhất là chúng ta chỉ nên ăn đồ hộp còn niêm phong, hộp còn nguyên vẹn không bị móp méo, gỉ sét hoặc phồng nắp, hạn sử dụng còn dài, nên luộc sôi kỹ đồ hộp trước khi dùng. Nên mua đồ hộp bán ở các siêu thị hoặc các cửa hàng lớn, có uy tín vì ở đó có các chế độ bảo quản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sức khỏe "rớt thảm hại" vì phụ gia thực phẩm 2

Bột ngọt (MSG)

Bột ngọt được dùng với chức năng tăng vị cho thức ăn, làm nó ngọt và ngon hơn. Chúng được tổng hợp từ chất đạm của thịt, cá, sữa, và từ một số thực vật.

Tuy bột ngọt không bị liệt vào "danh sách đen" nhưng chúng cũng có thể trở nên độc hại khi được sản xuất và kém chất lượng và không có nhãn mác cụ thể. Bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng với bột ngọt với các biểu hiện như: khó chịu trong người, chóng mặt, nhức đầu, nóng ran ở mặt, sau ót và ở hai cánh tay... Đôi khi bị tức ngực và buồn nôn.


Bạn có thể xem thêm: