Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm

Lệ Ngân, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 08/04/2016

Thèm ăn và ăn liên tục không chỉ gây lo ngại về cân nặng mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe của bạn đấy!

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao mình luôn thấy đói và muốn ăn liên tục? Cho dù bạn chỉ vừa kết thúc bữa ăn chính một thời gian ngắn trước đó hay bạn vừa "ngốn" xong một đống đồ ăn vặt. Điều này chắc hẳn khiến bạn phiền lòng không ít khi luôn phải tự kiềm chế bản thân để cân nặng không tăng chóng mặt.

Tuy nhiên, điều gì cũng có nguyên nhân của nó. Trên thực tế, việc đói và thèm ăn không phải quá bất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy đói và muốn ăn trong bất kì trường hợp nào, đó có thể là lời cảnh báo về chế độ sinh hoạt không hợp lý hoặc áp lực công việc quá nặng nề. 5 lý do cơ bản sau đây sẽ là lời giải thích rõ ràng cho tình trạng này.

Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm - Ảnh 1.

Cơ thể bạn bị mất nước

Mất nước nhẹ thường tạo ra cảm giác đói. Nguyên nhân là do khi mất nước khiến vùng dưới đồi – một vùng có chức năng điều khiển sự thèm ăn và đói của cơ thể bạn bị kích thích.

Nếu bạn thấy đói và nhận ra mình đã quên không uống nước, hãy thử uống một cốc nước và đợi khoảng 15 – 20 phút để cơ thể có thể thẩm thấu, chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm - Ảnh 2.

Bữa ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng

Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đủ cho cơ thể 3 thành phần: protein, chất xơ và một ít chất béo lành mạnh, 3 thành phần này giúp cơ thể tiêu hóa chậm hơn, giữ cho lượng đường trong máu ổn định và từ đó giúp bạn no lâu hơn. Bỏ qua bất cứ thành phần nào trong 3 cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mau đói và thèm ăn.

Mặt khác, nếu bạn ăn các thực phẩm chứa đường quá nhiều mà không bổ sung thêm các chất khác cũng sẽ khiến cơ thể mau đói. Lượng glucose tăng lên trong chốc lát khiến bạn cảm thấy no nhưng cũng sẽ giảm rất nhanh chóng khiến bạn thèm ăn hơn. Điều này như một vòng luẩn quẩn làm bạn không bao giờ thấy no cho dù có ăn nhiều đến thế nào.

Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm - Ảnh 3.

Tỷ lệ trao đổi chất quá nhanh

Mỗi người đều có tốc độ trao đổi chất khác nhau. Những người có tốc độ trao đổi chất nhanh sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, đồng nghĩa với việc nhanh đói hơn những người khác. Tốc độ trao đổi chất của cơ thể do tuyến giáp kiểm soát. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh, thức ăn tiêu hóa quá nhanh thì việc đói và muốn ăn là điều không thể tránh khỏi.

Tình trạng thiếu ngủ

Việc mất ngủ khiến bạn dễ bị kiệt sức và thiếu tập trung. Cơ thể của bạn sẽ suy kiệt do mất năng lượng gây cảm giác thèm đường carbonhydrate ngay cả khi bạn thực sự không đói.

Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm - Ảnh 4.

Ngoài ra, ngủ không đủ khiến nồng độ ghrelin – hormone giúp kích thích sự thèm ăn trong cơ thể tăng lên. Nó cũng dẫn đến việc nồng độ leptin – hormone thông báo cơ thể rằng bạn đã ăn no giảm xuống. Sự kết hợp tăng giảm này chính là nguyên nhân cho cơn đói cồn cào thường xuyên xuất hiện.

Đầu óc căng thẳng

Cảm giác căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ khiến tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol và adrenaline. Nồng độ những hormone này tăng cao sẽ khiến cơ thể bị đánh lừa vể cảm giác thiếu hụt năng lượng, tạo ra nhu cầu bổ sung dưỡng chất.

Luôn thấy đói và cảm giác thèm ăn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm - Ảnh 5.

Mức độ căng thẳng cũng làm giảm hormone serotonin trong não khiến bạn thấy đói. Vậy nên, hãy tập luyện yoga, nghe nhạc nhẹ hoặc ít nhất là để đầu óc thật sự thư giãn trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng này nhé!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày