Khám phá “ngọc trai” của các bạn nam từ A->Z

PLXH, Theo 00:01 02/06/2010

"Ngọc trai" bên to bên nhỏ, bên cao bên thấp, bên lòng thòng bên săn chắc có sao hem?<img src='/Images/EmoticonOng/16.png'><img src='/Images/EmoticonOng/15.png'>

1. "Ngọc trai" bên cao bên thấp

Nhiều teenboys hẳn sẽ khá lo lắng khi soi gương lại thấy “ngọc” ở "đèn dầu" bên trái thấp hơn bên phải hoặc ngược lại.

Tuy nhiên các XY đừng quá lo lắng về sự sánh đôi cao thấp của hai viên “ngọc” vì chúng thường có size khác nhau, cho dù là “ngọc” của cùng một khổ chủ. Nếu một bên có vẻ thấp hơn so với bên kia mà các chức năng vẫn hoạt động tốt thì cũng hết sức bình thường thôi, không hề ảnh hưởng đến khả năng duy trì giống nòi của XY.



2. "Ngọc trai" bên to bên nhỏ

Ở độ tuổi teen và tuổi mới trưởng thành thì đa số XY có hai viên “ngọc” chưa hẳn “cân” lắm. Khi soi gương, XY sẽ thấy có vẻ như một bên “ngọc” to hơn bên kia một chút. Điều này hoàn toàn bình thường.

Thường thì “ngọc” bên phải sẽ to hơn “ngọc” bên trái. Tuy nhiên, nếu thấy sự khác biệt quá lớn về kích thước và có cảm giác đau thì XY phải đến bác sĩ để có kết quả chính xác vì rất có thể hai “ngọc” bị viêm hoặc bị bệnh gì đó.

 
3. Hai “ngọc" to và có vẻ lòng thòng

Nếu thực sự muốn thu nhỏ hai “ngọc”, XY có thể đến bệnh viện xin làm phẫu thuật, để vừa yên tâm vừa có hiệu quả và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đó chỉ  là giải pháp bất đắc dĩ, nếu “ngọc” hơi to to một chút mà vẫn đảm bảo hoàn thành đúng “nhiệm vụ” và không quá ảnh hưởng về mặt thẩm mĩ thì không nhất thiết phải thu nhỏ làm gì.

Đây là bộ phận hết sức quan trọng nên các XY hãy suy nghĩ kĩ và hỏi í kiến bác sĩ cẩn thận trước khi có một quyết định “thay đổi” nhé.


4. Hai “ngọc” có  những nốt mụn

Nếu như trên ngọc của bạn có các nốt mụn xuất hiện thì có thể có nhiều nguyên nhân. Các nốt mụn này có thể hoàn toàn bình thường vì đó là những chất nhờn hay chất dầu còn gọi là mào tinh hoàn do tinh binh để lại. Tuy nhiên cũng có khi những nốt mụn đó chính là do những tĩnh mạch bên trong “ngọc” bị sưng, được gọi là giãn tĩnh mạch tinh. Trường hợp sưng ở “ngọc” hiếm khi là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn, thế nên XY cũng không phải lo lắng quá.  

Tốt nhất là khi thấy các dấu hiệu lạ ở nơi này, hãy khẩn trương đi khám bác sĩ để không bị quá muộn và cũng để giải tỏa lo lắng cho bản thân. Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tinh hoàn và những mụn sưng đó. Nếu cần thiết mới làm thêm một số xét nghiệm và quá trình khám xét này không hề đau tẹo nào.


5. Phương pháp tự kiểm tra viên “ngọc trai”

Kiểm tra 2 viên “ngọc” là việc rất nên làm cho dù việc này có khiến các XY thấy ngại ngùng và lúng túng. Nếu có thể, bạn hãy đến bác sĩ để thăm khám cho ngọc trai nhé. Khi kiểm tra “ngọc”, bác sĩ cũng chỉ xem xét bên ngoài hai “ngọc” và những vùng quanh chúng để chắc chắn tất cả vẫn khỏe mạnh, XY không bị những bệnh liên quan đến tinh hoàn như thoát vị hay giãn tĩnh mạch tinh.

Ngoài ra, các XY nên tự kiểm tra hai “ngọc” đều đặn hàng tháng, vừa là để thân thiện với cơ thể mình vừa là để sớm nhận biết những khác biệt. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp các XY tự kiểm tra “ngọc” hiệu quả!

- Đặt từng ngọc vào giữa ngón trỏ và ngón cái, sao cho bạn có thể sờ vòng tròn và cảm nhận được bề mặt.


- Làm lần lượt từng bên một, hết bên này đến bên kia.

Nếu cảm thấy trên bề  mặt “ngọc” có những mụn sưng hoặc cảm thấy đau thì hãy đến bác sĩ kiểm tra cho chắc chắn và có kết quả chính xác nhất.