Giúp tránh xa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết!

Dân trí, Theo 10:00 03/02/2010

Ngày Tết là khi chiếc tủ lạnh trong gia đình teen làm việc hết công suất bởi chứa đầy ắp những thực phẩm khác nhau. Do đó, đây cũng là thời điểm khiến teen có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các teen tránh xa được nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nhé.

Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi rửa, gọt rau quả

Bạn có biết đôi tay bẩn không sạch sẽ chính là thủ phạm đầu tiên khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm đấy. Do đó, bạn nên vệ sinh cho đôi tay của mình sạch sẽ bằng xà phòng và rửa lại thật sạch trước khi bạn rửa rau quả, khi chế biến hoặc trước khi ăn nhé.



Nguyên nhân, đôi tay không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ trở thành môi trường truyền bệnh lớn, đặc biệt là vi khuẩn. Vì thế, khi rửa bất cứ thực phẩm nào dù nhỏ nhặt như rau quả hay thịt, cá... bạn nhất thiết phải rửa tay bằng xà phòng khoảng 1 phút trước đó. 

Chỉ măm những thực phẩm đã nấu chín

Trừ các loại quả và một số rau sống, bạn nên có thói quen sử dụng những thực phẩm đã qua chế biến nhé, nhất là với các loại thịt gia cầm bạn phải nấu chín đạt mức trên 60 độ C. Với mức nhiệt độ này, các vi khuẩn nhiễm bệnh sẽ bị giết chết không còn khả năng hoành hành và gây bệnh nữa.


Nếu thực phẩm không đươc nấu chín hoặc nấu chín khi chưa đạt mức nhiệt độ này thì nguy cơ vi khuẩn gây bệnh sẽ không được giết chết và loại bỏ hoàn toàn. Do đó, bạn có thể rất dễ bị ngộ độc.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Thời tiết bên ngoài, đặc biệt là thời tiết mùa hè là điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh khiến thức ăn nhanh chóng bị ôi thiu và gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như ngộ độc thực phẩm cho bạn và gia đình đấy.



Do đó, khi mua thực phẩm về, bạn không nên để nó 4h ngoài trời vì nó sẽ gây biến tướng thực phẩm, khiến nguy cơ ngộ độc cao hơn. Bạn nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4 oC.

Lưu ý với thớt thái đồ sống và đồ chín

Thớt cũng là nguyên nhân được biết đến với thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm. Do đó khi dao thớt đã thái đồ sống tuyệt đối không dùng thái đồ chín cho dù đã được bạn rửa sạch.


Nói chung để đảm bảo riêng biệt và phòng tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, bạn nên sắm cho mình 02 cái thớt nhé: một để thái đồ tươi sống và một để thái thức ăn chín.

Không hâm lại đồ ăn

Thức ăn thừa có thể chứa vi khuẩn Bacillus. Hoạt động hâm nóng sẽ phát tán bào tử gây ngộ độc của vi khuẩn Bacillus – không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ngay cả khi thức ăn thừa trước đó đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.


Khi muốn hâm lại đồ ăn thừa, bạn không nên hâm nóng quá nhé. Chỉ nên hâm nóng ở nhiệt độ 75 độ C để đảm bảo không bị đau bụng hay ngộ độc.