"Giật mình thon thót" khi phát hiện bệnh trong WC

Bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 10/09/2012

Đó là khi các ấy đi tiểu mà lại thấy có váng đấy!

giat-minh-thon-thot-khi-phat-hien-benh-trong-wc

Khoảng 3 tháng gần đây, em tình cờ phát hiện ra nước tiểu của mình có 1 lớp váng mỏng màu lờ nhờ trắng nổi lên trên bề mặt. Không những thế, mỗi lần đi tiểu xong, em còn hay bị rùng mình, thậm chí nhiều lúc nổi hết cả da gà nữa. Ngoài ra, em không mắc phải bất kỳ triệu chứng nào khác như ốm đau, mệt mỏi hay sút cân, mọi sinh hoạt của em vẫn diễn ra rất bình thường. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu tình trạng trên là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (baby_yumi...@yahoo.com)
giat-minh-thon-thot-khi-phat-hien-benh-trong-wc

Chào em,

Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng nước tiểu có váng:

1. Đi tiểu ra mủ: Là hiện tượng có nhiều tế bào mủ (tức tế bào bạch cầu đa nhân trung tính) trong nước tiểu đến mức mắt thường cũng có thể cảm nhận được. Nếu tế bào mủ ít thì nước tiểu màu đục trắng, dây mủ lởn vởn, hạt mủ lấm tấm. Ít hơn nữa thấy chỉ có màu đục cần soi kính hiển vi để xác định.

Nguồn gốc là do một số bệnh lý thường gặp sau:

- Viêm nhiễm vùng niệu đạo.

- Viêm tiền liệt tuyến: thường cũng
có kết hợp với viêm cả niệu đạo (gặp nhiều ở người có u xơ tiền liệt tuyến).

- Viêm - loét bàng quang.

- Thận ứ mủ: do tắc nghẽn khi ứ nước, nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sau nhiễm khuẩn huyết.

- Đái mủ vô khuẩn: do dị vật lọt vào bàng quang, lao thận, dùng nhiều kháng sinh hoặc lẫn khí hư âm đạo.

2. Đi tiểu ra protein: Protein niệu là một dấu hiệu chỉ điểm của tổn thương thận. Nước tiểu của người khỏe mạnh, bình thường không có hoặc có rất ít protein. Nếu nước tiểu có nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt khi nhỏ dấm hoặc acide sulfosalicilic có hiện tượng kết tủa.

Thông thường việc protein niệu dương tính thường gặp trong các trường hợp sau:

- Bệnh lý ở thận: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp - mãn, tăng huyết áp, suy tim, suy thận…

- Protein niệu theo cơ địa (protein niệu tư thế): thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, dưới 30 tuổi. Khi nằm nghỉ duỗi dài chân tại giường thì protein niệu âm tính, nhưng lúc đứng đứng lâu trên 1h thì protein niệu trở thành dương tính. Bệnh thường lành tính và sẽ tự hết sau 30 tuổi.

3. Đi tiểu ra dưỡng chất: Dưỡng chất là dịch dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn ở hỗng tràng, hồi tràng, sau đó được vận chuyển theo đường bạch mạch ruột, đi qua ống bạch huyết ngực để đổ vào tĩnh mạch chủ trên.

Nguyên nhân đái dưỡng chất là do có sự thông thương giữa ống bạch mạch với hệ thống đường dẫn niệu trên, tắc do giun chỉ hoặc do nguyên nhân chèn ép.

4. Đi tiểu lipide: Nguyên nhân hay gặp trong:

- Hội chứng thận hư: do tổn thương màng đáy mao quản thận.

- Đái lipide còn gặp trong bệnh nhân đái tháo đường, suy gan - mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận.

Rất đáng tiếc khi các triệu chứng em mô tả trong thư còn quá chung chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể đưa ra chẩn đoán cụ thể về chứng bệnh mà em đang mắc phải. Vì vậy, bác sĩ khuyên em nên đi khám chuyên khoa thận - tiết niệu để xác định chính xác tình trạng của mình, từ đó có chỉ định điều trị kịp thời.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

giat-minh-thon-thot-khi-phat-hien-benh-trong-wc