Điểm danh 15 bệnh tật thường gặp ở "cậu nhỏ"

báo Dân trí, Theo 10:00 12/11/2009

Gồm có tất tần tật những bệnh "cậu nhỏ" từ đơn giản đến phức tạp nhất này.<img src='/Images/EmoticonOng/32.png'><img src='/Images/EmoticonOng/47.png'>

1. Liệt dương

Đây là một bệnh của XY biểu hiện dương vật không cương hoặc cương yếu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn chức năng cương cứng này.

2. Chứng cương cứng ở cậu nhỏ
Các XY có thể thấy cậu nhỏ bất chợt cương cứng và căng thẳng vô cớ mà không chấm dứt sau vài giờ hoặc thậm chí vài ngày liền mặc dù đã ngừng kích thích. Khi ấy, vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy thăm khám bác sỹ và cảnh giác.

Hồng cầu biến dạng thành hình liềm; tăng bạch cầu (1 dạng ung thư) là các nguyên nhân chính gây nên triệu chứng trên.



3. Lỗ tiểu lệch chỗ

Đây là một khuyết tật bẩm sinh của niệu đạo XY, lỗ tiểu không mở ra ở quy đầu mà có thể gặp ở bất kỳ chỗ nào trên thân dương vật, cả mặt trên lẫn mặt dưới, ở bìu hay cả tầng sinh môn.

Có thể nghi ngờ lỗ tiểu lạc chỗ khi XY chưa cắt bao quy đầu nhưng có lớp da bọc lỏng lẹo bất thường và quy đầu cong cụp xuống phía dưới. Khi bị hiện tượng này cần phải có sự can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt, tốt nhất là nên xử lý khi các XY còn là cậu bé.

4. Hẹp bao quy đầu

Là hiện tượng da quy đầu cậu nhỏ không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng. Phần lớn XY sinh ra đều bị hẹp, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột sẽ cần phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ.

Cần chú ý kéo da quy đầu của cậu nhỏ xuống lúc tắm từ khi XY còn là đứa trẻ. Nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật nếu không điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng cậu nhỏ sau này.

5. Viêm quy đầu

Viêm qui đầu thường là do nhiễm trùng, nhiễm nấm, dị ứng.... Có cảm giác đau, đỏ ở đầu cậu nhỏ nếu như đang có triệu chứng. Điều trị viêm quy đầu không khó khăn chỉ bao gồm giữ vệ sạch sẽ đúng cách và dùng thuốc đúng theo nguyên nhân gây viêm.


6. Viêm bao quy đầu

Chứng viêm quy đầu còn liên quan đến các da bọc quy đầu. Nguyên nhân gây bệnh có thể vì nhiều lý do như bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm virut và không giữ vệ sinh sạch sẽ. 

Viêm bao quy đầu có loại lây nhiễm và không lây nhiễm. Lây nhiễm là do giao hợp không lành mạnh lây nhiễm lẫn nhau các loại virut. Còn viêm bao quy đầu không lây nhiễm là do da quy đầu quá dài, bị hẹp bao quy đầu vì thế các chất bẩn đọng lại do đi tiểu tiện gây kích thích da và niêm mạc gây nên viêm bao quy đầu. Việc chẩn đoán viêm bao quy đầu có thể chỉ cần quan sát triệu chứng lâm sàng nhưng có thể phải làm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân.

7. Chứng cong dương vật

Cong dương vật có thể do bẩm sinh từ khi sinh ra đã thế hoặc do chấn thương. Trường hợp cong quá 15 độ  có thể yêu cầu phẫu thuật chỉnh sửa bởi khi ấy cậu nhỏ sẽ có hình dạng kì quặc.

8. Viêm niệu đạo

Viêm hoặc nhiễm trùng niệu đạo thường gây ra đau đớn khi tiểu tiện. Bệnh lậu và nấm Chlamydia là nguyên nhân phổ biến.

Viêm niệu đạo cũng gồm viêm đặc hiệu và viêm không đặc hiệu. Đối với viêm niệu đạo không đặc hiệu, ở miệng sáo thường có một số chủng vi khuẩn chung sống. Nếu có điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn này phát triển rất mạnh, lan sâu vào niệu đạo, ống dẫn tinh gây viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn. Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ở miệng sáo phát triển thành viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn là không giữ vệ sinh vùng miệng sáo, hẹp bao quy đầu, uống ít nước...


9. Lậu

Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục. Ngoài ra, cũng có thể thấy bệnh lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dây mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lậu, XY sẽ bị đau cậu nhỏ hoặc đau khi tiểu.

Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị.

10. Nấm Chlamydia

Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lây lan qua đường tình dục.  Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin đầy đủ về nguy cơ và những biến chứng do bệnh này gây nên. Một đặc điểm nguy hiểm của căn bệnh này là  40% trường hợp nhiễm nấm Chlamydia không biểu hiện triệu chứng.

Ngược lại bệnh chỉ được phát hiện thông qua các biến chứng ở giai đoạn muộn và khi đó việc điều trị phức tạp hơn rất nhiều và kém hiệu quả.

11. Giang mai

Bệnh do một loại vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai thường là loét không đau (bệnh hạ cam) trên dương vật. Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh.

Điều trị bệnh giang mai tuy cần uống thuốc kháng sinh đủ liều và sớm theo từng giai đoạn của bệnh.

12. Bệnh mụn rộp

Các virus HSV-1 và HSV-2 có thể gây ra mụn nhỏ và loét trên dương vật. 80% trường hợp bệnh phát không thể hiện triệu chứng gì cho nên làm cho việc lây truyền rất dễ xảy ra. Mụn rộp cũng rất hay phối hợp với sự lây nhiễm và lây truyền HIV.

Bệnh mụn rộp sinh dục thường bộc lộ ra bằng những mụn nước nhỏ hay những nốt nhú trên niêm mạc vùng hậu môn hay vùng cơ quan sinh dục.

13. Dương vật nhỏ

Cậu nhỏ to hay nhỏ về kích thước là do bẩm sinh sinh ra rùi. Tuy nhiên sự mất cân bằng nội tiết tố có liên quan đến nhiều trường hợp của kích cỡ cậu nhỏ.


14. Mụn cóc ở cậu nhỏ

Các papillomavirus (HPV) có thể gây ra bệnh mụn trên dương vật. Mụn cóc rất dễ lây lan trong khi quan hệ không an toàn. Đó là những mụn cóc màu da, nổi trên da cậu nhỏ, bìu, xung quanh hậu môn...

Có nhiều phương cách để chữa trị mụn cóc ở cậu nhỏ. Bạn nên đi khám da liễu hoặc nam khoa để khám kỹ càng xem có phải là mụn cóc hay là bệnh khác.

15. Ung thư dương vật

Ung thư dương vật rất hiếm gặp. Và bệnh này có nguy cơ giảm hẳn nếu như  bị hẹp bao quy đầu mà bạn được phũa thuật chít hẹp. Ung thư cậu nhỏ cũng dễ dàng được điều trị nếu phát hiện sớm.

Các xét nghiệm dương vật

* Xét nghiệm dịch trong niệu đạo: xét nghiệm có thể chẩn đoán niệu đạo hoặc nhiễm trùng khác.

* Xét nghiệm nước tiểu: Một thử nghiệm của các hóa chất khác nhau có trong nước tiểu. Nước tiểu có thể phát hiện nhiễm trùng, máu, hoặc các vấn đề về thận.

* Test trạng thái cương cứng: Một thiết bị đàn hồi đặt trên cậu nhỏ vào ban đêm có thể phát hiện cương cứng trong giấc ngủ. Kiểm tra này có thể giúp xác định nguyên nhân gây rối loạn chức năng cương cứng.

* PCR (PCR): Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện bệnh lậu, Chlamydia hay các sinh vật khác có ảnh hưởng đến cậu nhỏ.

Đối xử với cậu nhỏ như nào?

* Hạn chế các loại thuốc gây ức chế: Những loại thuốc như sildenafil hoặc Viagra tăng cường lưu lượng máu đến cậu nhỏ làm cho cương cứng khó khăn hơn.


* Sử dụng thuốc kháng sinh: Lậu, Chlamydia, giang mai, nhiễm trùng và vi khuẩn khác ở cậu nhỏ có thể được chữa trị bằng thuốc kháng sinh.

* Phẫu thuật cậu nhỏ: Có thể phẫu thuật lỗ tiểu lạc chỗ hoặc hẹp quy đầu, và những phẫu thuật cần thiết có nguy cơ gây ung thư cậu nhỏ.

* Bổ sung Testosterone: Thiếu testosterone gây ra rối loạn cương cứng.