Bí kíp điều trị ngộ độc thức ăn mùa hè

PLXH, Theo 00:00 03/06/2010

Không cần phải nhờ tới sự trợ giúp từ mama, bạn vẫn có thể xoay xỏa ổn nhất cho bản thân mình, cho bạn bè, cho cô em gái... khi bất ngờ bị ngộ độc thức ăn ghé thăm trong mùa hè này đấy!<img src='/Images/EmoticonOng/47.png'><img src='/Images/EmoticonOng/49.png'>

Nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thức ăn?

Có rất  nhiều những nguyên nhân khiến bạn phải khổ sở vướng vào dịch bệnh mùa hè này như:

* Những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm có thể được chia thành hai loại: các tác nhân truyền nhiễm và các tác nhân độc hại.

- Các tác nhân truyền nhiễm bao gồm: virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

- Các tác nhân độc hại bao gồm: nấm mốc độc hại, chuẩn bị thức ăn không sạch sẽ, rau quả có chứa thuốc trừ sâu.



* Thức ăn thường trở nên bị ô nhiễm do vệ sinh kém hoặc khâu chuẩn bị thức ăn kém. Nếu khi xử lý thực phẩm, bạn không rửa tay kỹ càng hoặc bị bệnh nhiễm trùng thường gây ngộ độc.

Cũng có khi nguyên nhân là do bạn đóng gói thực phẩm không đúng cách hoặc thực phẩm được lưu trữ ở nhiệt độ sai cũng thúc đẩy sự ô nhiễm thực phẩm.


Điều trị ngộ độc thức ăn tại nhà


Nếu bạn bị nôn và bị tiêu chảy nhẹ trong một thời gian ngắn kéo dài ít hơn 24 giờ thì có thể chỉ cần tự điều trị và chăm sóc tại nhà.

* Không ăn thức ăn quánh đặc trong khi buồn nôn hoặc nôn mửa nhưng bạn nên uống nhiều chất lỏng.

- Nên uống nước thành từng ngụm nhỏ, uống thường xuyên để cơ thể không bị mất nước.

- Tránh dùng rượu, caffein, hoặc thức uống có đường. Nên sử dụng những sản phẩm bù nước có chứa một lượng muối và đường phù hợp.


- Không nên uống những thức uống tăng lực vì chúng có chứa quá nhiều đường ngay cả khi được pha loãng khiến tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.

* Khi những cơn buồn nôn và ói mửa đã ngừng, bạn nên bắt đầu ăn từ từ với số lượng thực phẩm nhỏ. Nên ăn cháo gạo, súp, lúa mì, bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ít đường, thịt nạc và thịt gà lúc này.

Uống sữa thời điểm này cũng khá tốt và an toàn mặc dù một số nhân có thể gặp những triệu chứng khó chịu cho dạ dày do không dung nạp lactose.


* Ngộ độc thực phẩm nếu nhẹ bạn không cần phải sử dụng thuốc kê theo toa để ngăn chặn tiêu chảy. Nhưng nếu bạn muốn chấm dứt sớm tình trạng khó chịu này thì hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc để luôn được an toàn.

Khi nào bạn nên tìm một kiếm một sự chăm sóc y tế?

Liên lạc với bác sĩ nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.

* Đau bụng kèm theo sốt nhẹ.

* Các triệu chứng bắt đầu sau khi bạn đi du lịch nước ngoài trong thời gian gần đây.

* Các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đã ăn cùng một loại thức ăn với bạn đang bị ngộ độc thực phẩm.


* Bạn không cải thiện được tình trạng bệnh trong vòng 2 ngày dù vẫn đang tích cực uống một lượng chất lỏng lớn hàng ngày.

* Bạn đang bị các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

* Bạn bị ngộ độc và không thể uống thuốc bình thường vì bị nôn.

* Bạn có những triệu chứng khác như: tầm nhìn lóa, khó nuốt.

Tới phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất nếu có các tình huống sau đây xảy ra:

* Hệ miễn dịch suy giảm, chhóng mặt, váng đầu, hoặc có vấn đề với tầm nhìn.

* Bị một cơn sốt cao 40 độ kèm theo các triệu chứng đau bụng.

* Tình trạng chuột rút không biến mất sau 10-15 phút.

* Bạn có bệnh dạ dày hoặc đầy bụng

* Da hoặc mắt chuyển sang màu vàng.

* Nôn ra máu hoặc bị đi tiêu ra máu.


* Bạn không đi tiểu được, hoặc đã giảm hẳn số lần đi tiểu, hoặc có nước tiểu  tối màu.

* Bạn có vấn đề với hơi thở, nghe nói hoặc nuốt khó khăn.

* Một hoặc nhiều khớp bị sưng hoặc phát ban xảy ra trên da bạn.