6 sự thật bạn nên biết về cảm lạnh mùa đông

Khang Du (theo Womansday), Theo 00:00 11/01/2011

Bệnh này đang hoành hành với tần suất "đi đâu cũng gặp" trong những ngày lạnh giá. Cùng nhận diện những bí mật của chúng để khỏi bị cảm lạnh ghé thăm nữa nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

1. Mất khoảng 48 giờ để bạn nhiễm virus và phát bệnh

Bạn bắt đầu đau họng và chảy nước mũi rồi. Hãy suy nghĩ đến nơi mà 48 giờ trước bạn đã có mặt. Rất có thể ấy chính là nơi bạn bị nhiễm virus gây cảm lạnh đấy!

Các chuyên gia y tế nói rằng, phải mất khoảng 2 ngày để virus gây cảm lạnh tiếp xúc với chúng mình, xâm nhập qua màng tế bào và gây ra các triệu chứng bệnh.



Nhớ lại nơi bạn từng có mặt để lưu tâm và đề phòng hơn nữa cho lần đến tiếp theo nhé. Hoặc ít nhất bạn cũng hiểu rõ môi trường nơi đó thế nào để phòng tránh cho mình.

2. Thể dục là một trong những biện pháp phòng cảm lạnh tốt nhất!

Ra mồ hôi trong khi tập thể dục có tác dụng rất lớn để việc chống lại nguy cơ mắc cảm lạnh. Các nhà khoa học Đại học Appalachian State (Hoa Kỳ) khuyến cáo nếu bạn thực sự muốn tránh cảm lạnh trong mùa đông này, bạn nên đi bộ nhanh 30 phút với ít nhất 5 lần/tuần.

Đi bộ hay các hoạt động thể dục sẽ cải thiện lưu thông máu. Qua đó, bạch cầu cũng được vận chuyển đến nhiều nơi. Hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng của bạn luôn được đảm bảo trong tình trạng “năng động và cảnh giác cao”.


3. Thức khuya và khó ngủ góp phần mắc cảm lạnh

Bạn có ngủ đủ vào hôm qua không? Nếu một ngày bạn ngủ ít hơn 7 giờ, nguy cơ mắc cảm lạnh của bạn sẽ tăng lên 3 lần (theo kết quả nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ).

Ngoài ra, cũng theo cuộc nghiên cứu, những người khó ngủ cũng dễ mắc virus cảm lạnh hơn người ngủ thiếp đi một cách nhanh chóng và ngủ sâu hơn. Để dễ ngủ, bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử và tắt các thiết bị chiếu sáng khi đến giờ nghỉ ngơi.

4. Nước cam không chữa được cảm lạnh?

Khi có những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, bạn nghĩ ngay đến một ly nước cam. Tuy nhiện, sự thật là nước cam không có khả năng chữa cảm lạnh đâu bạn ạ. Các nhà nghiên cứu Đại học Quốc gia Úc và Đại học Helsinki nói rằng, vitamin C không thể làm gì để giảm các triệu chứng cảm lạnh cả.

Tuy nhiên, vitamin C thật sự góp phần tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại virus và bệnh tật. Do đó, nên uống nước cam vào những ngày rét khi nguy cơ cảm lạnh cao nhằm tăng cường miễn dịch.

Bây giờ thì bạn đã hiểu, vitamin C là để phòng cảm lạnh chứ không phải trị cảm lạnh nhé. Ngoài cam, bạn có thể thấy chúng trong đu đủ, cà chua, ớt đỏ, kiwi, bông cải xanh.


5. Đồ uống nóng có thể làm dịu các triệu chứng của cảm lạnh

Đây là điều hoàn toàn đúng nhé. Trà, sữa hay một bát súp nóng có thể là chìa khóa quan trọng để bạn cảm thấy khá hơn khi cảm lạnh.

Các nhà nghiên cứu ở Anh cho biết, nhấm nháp các thức uống nóng có thể làm giảm các triệu chứng tồi tệ của cảm lạnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Hảy thử trà thảo được nóng, thêm vào một vắt chanh và một thìa cà phê mật ong xem sao. Món này có thể làm dịu chứng viêm họng đấy.

6. Cảm lạnh không lây nhiễm ghê gớm như bạn nghĩ

Có rất nhiều người nghĩ rằng, bắt tay với người cảm lạnh sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này là không đúng tí nào.

Trên thực tế, đối với những người khỏe mạnh thì việc lây bệnh từ người đang mắc cảm lạnh sang họ là khá khó khăn. Virus lây bệnh, khi tiếp xúc với chúng ta cũng cần những điều kiện lý tưởng mới có thể khiến cơ thể bạn phát bệnh.


Vì thế, virus cảm lạnh không quá đáng sợ và  không cần phải dè chừng một cách thái quá. Điều quan trọng là giữ cơ thể khỏe mạnh và sức để kháng tốt. Nếu cẩn thận, một chiếc khẩu trang khi ra đường sẽ gúp bạn an tâm hơn.