15 mẹo giúp bạn "ú" ăn ít hơn

Hải Liên (Theo topten), Theo 00:01 20/04/2010

Bạn vẫn thường cảm thấy khó khăn khi bắt mình phải ăn ít đi để giảm cân. 15 mẹo dưới đây sẽ dễ dàng giúp bạn thực hiện mục tiêu này!<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'><img src='/Images/EmoticonOng/04.png'>

1. Chỉ măm số lượng thực phẩm bạn thực sự cần: Nhiều teen thường tự cho mình cái quyền được ăn thỏa thích những thực phẩm, nhất là khi đói. Do đó, nó sẽ khiến bạn bị ăn quá nhiều và cái bụng trở nên no kềnh. Thói quen này sẽ khiến bạn dễ dàng tăng cân.


2. Chú ý lựa chọn các phần ăn nhỏ hơn: Nếu như khi đã ăn đủ lượng thực phẩm trên đĩa thì nhất quyết bạn nên dừng lại dù vẫn còn khá nhiều thức ăn thừa trên bàn ăn. Hoặc bạn nên chế biến những thực phẩm bằng những chiếc đĩa, bát, cốc, tách nhỏ thay vì những chiếc đĩa to nhé. Như vậy, bạn sẽ chắc chắn ăn ít hơn.

3. Không ăn bữa ăn nhẹ nếu bạn không cảm thấy đói: Hầu hết mọi người thường bị đói vào những thời điểm nhất định mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bị đói vào các bữa phụ, bạn vẫn có thể ăn một chút thực phẩm lành mạnh để lót lòng. Song, nếu bạn không thực sự cảm thấy đó, thì hãy biết nói không với những bữa phụ nhé.

4. Tập trung lượng calorie hàng ngày trong bữa sáng hoặc ăn trưa: trong ngày, cơ thể sử dụng rất nhiều calorie để làm việc. Bạn hãy măm nhiều thực phẩm giàu calo cho bữa sáng và trưa nhé để đến bữa tối sẽ bị đốt cháy hết calo. Bởi vì thực tế, bạn sẽ không cần nhiều năng lượng trong khi ngủ.

5. Tránh ăn vặt ban đêm: Ăn vặt ban đêm ngoài không tốt cho sức khỏe còn khiến bạn tăng cân. Nếu bạn thực sự có thói quen ăn đêm khó bỏ, hãy ăn nhiều trái cây hay một vài ly nước sẽ là lựa chọn lành mạnh hơn.


6. Hãy dành thời gian khi nhai thức ăn: điều này sẽ kéo dài thời gian thú vị của những bữa ăn. Bạn cũng sẽ tận hưởng được hương vị món ăn lâu hơn và sẽ khiến bạn cảm thấy no ngay khi chỉ ăn được 1 phần nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, nó còn khiến quá trình chuyển hóa thức ăn tốt hơn, sự trao đổi chất nhanh hơn sẽ cho phép cơ thể tích tụ chất béo ít hơn.

7. Ghi nhớ những gì bạn ăn: Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm ra chính xác số lượng thực phẩm chứa calo hoặc cacbon trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nó đơn giản chỉ có nghĩa là bạn phải lưu ý sự kết hợp các thực phẩm bạn ăn. Ví dụ một chiếc bánh phô mai có lẫn thịt băm sẽ không lành mạnh và có lợi cho sức khỏe như là một quả táo hay một loại rau xanh nào đó.


8. Măm thật nhiều rau quả bất cứ khi nào có thể: Những rau quả có chứa khá nhiều chất xơ, điều này giúp cơ thể bạn no lâu mà không bị béo. Chúng cũng kích thích sự ngon miệng nhưng không làm tăng cảm giác thèm ăn.

9. Chỉ ăn khi đói: Khi buồn chán, bạn sẽ dễ dàng cho tất cả mọi thực phẩm có trong tầm tay vào miệng. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng từ bỏ thói quen cực kỳ có hại này. Bạn chỉ nên ăn khi bạn thực sự cảm thấy đói. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc ăn nhiều những thực phẩm lúc stress.


10. Không hạn chế sự ăn uống của bạn: Hãy nhớ rằng, cơ thể không thể và sẽ không tự nhiên mất (hoặc đạt được) trọng lượng một cách nhanh chóng. Nếu bạn áp dụng những mục tiêu và chương trình giảm cân quá chóng vánh, cơ thể bạn sẽ bị mất năng lượng đột ngột và dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, bạn đừng ngần ngại khi tận hưởng một thanh sô cô la hay lát bánh ngay cả khi đang giảm cân.

11. Để lại chút thực phẩm sau mỗi bữa ăn: Cho dù nhiều người có thói quen kết thúc bữa ăn một cách hoàn toàn sạch bong thì bạn vẫn nên phá vỡ thói quen này và để lại chút thực phẩm sau mỗi bữa. Như vậy bạn đã hạn chế được một số lượng thực phẩm vào trong dạ dày của bạn rùi.

12. Ghi nhớ lý do tại sao bạn muốn ăn ít hơn và cố gắng duy trì nó thành một thói quen hàng ngày của bạn. Hãy nhắc nhở bạn thường xuyên lý do này mỗi khi bạn muốn ăn.


13. Uống ít nhất một ly nước trước bữa ăn: Nếu không uống nước, bạn có thể thay thế bằng một bát nước súp cũng ổn. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy no hơn và cũng có thể ăn ít hơn.

14. Ăn thường xuyên 3 bữa ăn và 2 món ăn nhẹ lành mạnh: Không bỏ những bữa ăn chính và chắc chắn rằng bạn đang lựa chọn khoảng 2 món ăn nhẹ lành mạnh.



15. Nhớ chải răng sau bữa ăn: Khi răng miệng bạn sạch sẽ, bạn sẽ không muốn ăn vì sợ làm hỏng cảm giác sạch sẽ, thơm tho đó của răng miệng. Từ đó, bạn có thể ăn ít.