2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt

HuNa + Hiến Nguyễn, Theo Pháp luật xã hội 00:29 17/12/2013

Từ đầu năm đến nay, làng văn nghệ Việt Nam đã liên tục phải chịu nhiều mất mát trước sự ra đi của các nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (1/10/1931 – 9/1/2013)

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp - tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn - sinh ngày 1/10/1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Nhạc sĩ đã qua đời vào 12h45 phút ngày 9/1 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng thọ 82 tuổi.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 1
Nhạc sĩ Hoàng Hiệp


Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội (khoảng 1955 đến 1975), ông đã viết hơn 100 ca khúc, nhiều bài trong đó tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kỳ chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác. Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 2

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 3

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 4
Hình ảnh lễ tang nhạc sĩ Hoàng Hiệp

Ở tuổi 82, sự ra đi của nhạc sĩ Hoàng Hiệp để lại nhiều tiếc thương trong lòng khán giả cả nước. Trước khi qua đời ít ngày, nhạc sĩ đã rơi vào hôn mê sâu do tuổi cao sức yếu. Các bác sĩ và gia đình đều nỗ lực cứu chữa mong ông hồi phục nhưng không thành. Tuy nhiên, vào ngày 8/1 - trước khi mất một ngày, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhận Huy hiệu 65 tuổi Đảng do Bí thư Quận ủy Quận 2 - Tp.HCM trao tặng ngay tại bệnh viện.

Nhạc sĩ Phạm Duy (5/10/1921 - 27 /1 /2013)

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội.  Ông từ trần vào ngày 27/1, hưởng thọ 92 tuổi.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 5

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 6
Nhạc sĩ Phạm Duy là một cây “đại thụ” của làng âm nhạc Việt Nam

Cố nhạc sĩ Phạm Duy được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Tuy vậy, vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975. Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại.

Thông tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời khiến mọi người ai cũng bàng hoàng và bất ngờ. Được biết, vào lúc 6 giờ sáng ngày 3/2 lễ tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy diễn ra trong không gian chật hẹp tại nhà riêng. Không khí tang lễ bao trùm sự đau thương của tất cả những người tới lễ tang. Rất đông người hâm mộ nhạc sĩ cũng như các nghệ sĩ cũng có mặt để tiễn đưa nhạc sĩ về với đất mẹ. Ai ai cũng đều thương nhớ người nhạc sĩ gắn bó với nhiều tình khúc.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 7

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 8

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 9

Đạo diễn Hải Ninh (31/12/1931 – 5/2/2013)

NSND Hải Ninh tên thật là Nguyễn Hải Ninh, sinh ngày 31/12/1931 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa, nguyên Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam. Ông học lớp đạo diễn đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam và là một trong những người đặt viên gạch cho nền điện ảnh Việt.

Đạo diễn Hải Ninh ghi dấu ấn khó quên với những tác phẩm như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội", "Mối tình đầu", "Đêm hội Long Trì"... Trong đó có nhiều bộ phim của đạo diễn gạo cội giành được những giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trong và ngoài nước.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 10
Đạo diễn - NSND Hải Ninh


Năm 2013, người hâm mộ đau buồn tiễn đưa đạo diễn Hải Ninh về nơi an nghỉ cuối cùng. Vị đạo diễn tài giỏi của điện ảnh Việt Nam do tuổi cao sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 5h50 ngày 5/2, hưởng thọ 82 tuổi. Và sáng ngày 7/2, lễ tang đạo diễn Hải Ninh đã diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 11

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 12

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 13

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 14
Nhiều nghệ sĩ tiếc thương tiễn đưa đạo diễn Hải Ninh

Nghệ nhân Hà Thị Cầu (1928 – 3/3/2013)

Nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu sinh năm 1928 ở Nam Định, tên thật là Hà Thị Năm. Nhiều năm nay, Hà Thị Cầu là nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20 và được mệnh danh như “báu vật nhân văn sống” của Việt Nam. 82 năm bà sống lẻ loi, cô độc giữa cuộc đời. Nhưng với hát Xẩm, bà luôn sống với niềm đam mê như ăn vào máu thịt.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 15

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 16
“Báu vật nhân văn sống” Hà Thị Cầu

Năm 1998, bà nhận được bằng khen của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt "Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình" trong Liên hoan Trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc. Năm 2008, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc. Năm 2004, bà được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 17
Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nằm liệt giường đón xuân mới trước khi tạ từ cuộc sống trần gian để về với tổ Xẩm

Cả cuộc đời nghệ nhân Hà Thị Cầu đều cống hiến và dành hết tình yêu cho hát Xẩm. Mặc dù nhận được rất nhiều danh hiệu, nhưng cuộc sống của bà vẫn vô cùng khổ cực. Đến cuối đời, bà vẫn chưa một ngày thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ít ai biết được rằng, những năm tháng qua, bà lang thang từ vùng này sang vùng khác, sống nhờ những đồng tiền, củ khoai mà người dân nghèo vì cảm phục tiếng hát, tiếng đàn của bà mà đùm bọc, san sẻ.

Cuối cùng vào 12h35 phút trưa ngày 3/3 nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Yên Mô, Ninh Bình. Bà hưởng thọ 86 tuổi. Đám tang của nghệ nhân cũng diễn ra lặng lẽ sau đó vào ngày 5/3 ở quê nhà, đâu đó tiếng khóc than ai oán nỉ non. Và khi biết được câu chuyện cuộc sống của người nghệ sĩ già, rất nhiều người đã bật khóc xót thương cho người đàn bà khổ một đời, nghèo một kiếp, thế nhưng chưa lúc nào ngừng yêu tiếng hát Xẩm. Dường như sự ra đi của “báu vật nhân văn sống” như một tổn thất rất lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, thực sự đã để lại một khoảng trống không thể lấp đầy cho nghệ thuật Hát Xẩm.

Tham gia lễ viếng nghệ nhân Hà Thị Cầu có đông đảo người dân, người hâm mộ từ nhiều nơi. Đặc biệt, đích thân Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuống viếng, thông tin bà về cõi vĩnh hằng được trang trọng đưa tin trên bản tin thời sự tối của đài truyền hình quốc gia.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 18

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 19

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 20

Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu (1976 - 9/3/2013)

Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu là em trai của cố nhạc sĩ Đỗ Quang. Anh sinh năm 1976, từng làm những phim ngắn dàn dựng nhiều kỹ xảo như Lệ phí cascadeur, Anh hùng... Tháng 4/2012, anh được nhiều người biết đến khi chuyển thể truyện cổ tích Thạch Sanh thành tác phẩm điện ảnh dùng hiệu ứng 3D.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 21
Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu

Tuy nhiên, Hải Âu lại khiến gia đình và người thân vô cùng sốc khi phải đón nhận sự ra đi của anh vào lúc 14h30 phút ngày 7/3. Được biết, trước đó vào trưa ngày 7/3, anh đến làm việc cùng anh em kỹ thuật tại phòng dựng hình như mọi ngày thì đột nhiên thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Anh vừa nằm xuống thì vợ phát hiện người anh rất lạnh nên đã đưa vào bệnh viện. Sau 2 tiếng đồng hồ được các bác sĩ cứu chữa, nhưng không thành, anh qua đời do đột quỵ.

Ở tuổi 37, Đỗ Quang Hải Âu ra đi để lại người vợ trẻ cùng 2 con gái (6 tuổi và 2 tuổi). Đồng thời, rất nhiều đồng nghiệp trong giới cũng bàng hoàng và xót xa khi nhận được hung tin.

Tang lễ của đạo diễn Hải Âu được tổ chức tại tư gia ở cư xá Lữ Gia, quận 11, TP HCM vào sáng 11/3. Sau đó linh cữu của anh được mang đến giáo xứ Tân Phước để thực hiện tang lễ theo nghi thức Thiên chúa giáo và hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 22
Vợ và cô con gái 6 tuổi của đạo diễn Hải Âu

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 23

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 24
Ca sĩ Nhật Tinh Anh nghẹn ngào tiễn đưa đạo diễn Hải Âu

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 25
Dương Cẩm Lynh có mặt trong tang lễ từ rất sớm

NSƯT Hồ Kiểng (1926 – 3/4/2013)

NSƯT Hồ Kiểng sinh năm 1926 tại Bến Tre, là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đạt Kỷ lục Việt Nam cho danh hiệu Người đóng vai phụ nhiều nhất Việt Nam. Ông đã đóng 208 phim, 304 vở kịch trên đài phát thanh, 48 vở kịch nói, 12 tuồng cải lương, vẽ 6 phim hoạt hình.

Năm 1997, Hồ Kiểng được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Năm 2006, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận ông là "Nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ trong nhiều bộ phim Việt Nam nhất".

Một số bộ phim nghệ sĩ Hồ Kiểng tham gia tạo ấn tượng cho người xem như: Đất phương Nam, Người đẹp Tây Đô, Cát bụi hè đường, Rừng xà nu, Hòn Đất, Ván bài lật ngửa, Mùa hè lạnh.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 26

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 27
NSƯT Hồ Kiểng, ông “vua vai phụ” của điện ảnh Việt Nam

NSƯT Hồ Kiểng từ trần lúc 16h ngày 3/4 do tuổi cao sức yếu. Trước đó, ông vốn có tiền sử về bệnh tim. Và ông sống với quả tim nhân tạo nhiều năm nay. Mỗi khi trái gió trở trời, ông thường lên cơn đau.

Dù là một NSƯT nhưng ông lại có một cuộc sống khá vất vả. Ông sống đời tạm bợ trong một ngôi nhà nguyên là nơi chứa máy phát điện ở đường Cao Thắng, Quận 3, TP.HCM. Một điều ít ai biết là NSƯT Hồ Kiểng có đến 60 năm tuổi Đảng.

Và 11h trưa ngày 6/4, lễ di quan NSƯT Hồ Kiểng đã được diễn ra tại Nhà Tang lễ Thành phố. Đến viếng lần cuối và tiễn đưa ông già Nam bộ của điện ảnh Việt về nơi an nghỉ cuối cùng có những người bạn già vốn có nhiều nghĩa tình với Hồ Kiểng.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 28

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 29

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 30
Nghệ sĩ Trà Giang

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 31
Lý Nhã Kỳ cũng đến viếng và tiễn đưa diễn viên Hồ Kiểng

Nghệ sĩ Văn Hiệp (1942 – 9/4/2013)

Nghệ sĩ Văn Hiệp, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, quê ở Thanh Trì, Hà Nội. Ông sinh năm 1942 và là một diễn viên “gạo cội” của điện ảnh Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai “trưởng thôn” trong các vai diễn của đài truyền hình Việt Nam.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 32
“Trưởng thôn” Văn Hiệp

Ông mất vào ngày 9/4/2013 do bệnh ung thư và hưởng thọ 71 tuổi. Sự ra đi của “trưởng thôn” Văn Hiệp là một mất mát không nhỏ của nghệ thuật Việt Nam và những người yêu quý ông.

Trên phim ảnh, ông thường “đóng đinh” với những dạng vai nông dân chất phác, hiền lành, thật thà và tốt bụng... Hầu hết các nghệ sĩ khi làm việc với ông đều đồng ý "Văn Hiệp là nghệ sĩ của nhân dân" khi hàng ngày ông vẫn lặng lẽ đóng góp cho nền điện ảnh Việt Nam những vai diễn để đời. Dù đóng bất kỳ vai nào, cái duyên hài hước trong ông cũng khiến cho vai diễn bừng lên sự sinh động và dí dỏm. Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia vào nhiều tác phẩm kịch, phim truyện.

lễ viếng và lễ truy điệu cố nghệ sĩ Văn Hiệp diễn ra vào sáng ngày 11/4 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (Hà Nội). Rất đông bạn bè nghệ sĩ đã tới tiễn đưa người nghệ sĩ của nhân dân. Tất cả đều vô cùng xúc động và nghẹn ngào, không ai cầm nổi nước mắt khi đi vòng qua linh cữu lần cuối.

Cả 1 đời sống bình lặng, không danh hiệu, chỉ có cống hiến hết mình cho nghệ thuật, đến sau khi nghệ sĩ Văn Hiệp mất, ông đã được xét đặc cách và truy tặng danh hiệu NSƯT.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 33

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 34

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 35

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 36

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 37

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 38
Những giọt nước mắt đau buồn trong lễ tang diễn viên Văn Hiệp


Nhà văn Võ Hồng (5/5/1921 – 31/3/2013)

Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5/5/1921 tại An Thạnh, Tuy An, Phú Yên. Ông xuất hiện trên văn đàn từ khi mới 18 tuổi với truyện ngắn Mùa gặt đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1939. Thế nhưng sau đó ông lặng lẽ dạy học cho mãi đến sau này mới xuất hiện trở lại.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 39
Nhà văn Võ Hồng – Người của “Tiểu thuyết thứ 7”

Ông mất vào hồi 14h ngày 31/3/2013 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Đến trước khi mất, Võ Hồng đã in 30 cuốn sách thuộc nhiều thể loại: truyện dài, truyện ngắn, đoản văn, tùy bút, thơ... Tác phẩm Tiếng chuông chiêu mộ in năm 2005 được xem như cuốn sách cuối cùng của Võ Hồng.

Ngay khi tin cha qua đời, các con trai và con gái lớn trong ba người con của nhà văn Võ Hồng ở nước ngoài đã về lo hậu sự cho cha. Lễ tiễn đưa nhà văn Võ Hồng về nghĩa trang Suối Ðá vào chiều ngày 4/4  không có lộ trình đi vòng ra đường Trần Phú ven biển Nha Trang. Tại đây, rất đông bạn bè cố tri, học trò, xóm giềng, nhiều đồng nghiệp là nhà giáo ở những trường mà ông đã từng dạy, nhiều nhà văn, nhà thơ ở Khánh Hòa và những người mến mộ ông...

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 40
Con gái đầu Võ Thị Diệu Hằng và con trai thứ hai Võ Diệu Hào của nhà văn Võ Hồng từ nước ngoài về đưa tiễn cha

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú (25/12/1940 – 20/5/2013)

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú – mẹ của nhà văn nữ nổi tiếng Nguyễn Thị Thu Huệ đã trút hơi thở cuối cùng vào 17h ngày 20/5 tại bệnh viện 108 sau hơn 10 năm chống chọi với bệnh tật. Bà hưởng thọ 72 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV, Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 41
Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú là tác giả những tác phẩm nổi tiếng: Huệ, Đất làng, Buổi sáng, Hạt mùa sau, Chỉ còn anh và em, Hai người và những con sóng, Khoảng trời phía sau nhà cùng nhiều tác phẩm khác.

Bà từng nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Hạt mùa sau và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001 cùng nhiều giải thưởng văn học khác.

Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh (9/1/1987 - 21/7/2013)

Wanbi Tuấn Anh qua đời ở tuổi 26 vào lúc 16h25 phút ngày 21/7, tại nhà riêng ở Quận 1 - TP.HCM trong vòng tay của gia đình và người thân. Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ bởi căn bệnh ung thư não.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 42
Wanbi Tuấn Anh qua đời ở tuổi 26

Wanbi Tuấn Anh tên thật là Nguyễn Tuấn Anh (sinh ngày 9/1/1987). Trước khi làm ca sĩ, Wanbi được biết đến với vai trò là một người mẫu ảnh của rất nhiều tờ báo cho giới trẻ. Anh cũng đã lấn sân sang điện ảnh với các bộ phim như: Áo cưới thiên đường Hồn ma siêu quậy. Trong sự nghiệp ca hát, anh cũng đã có nhiều bài hit như: Đôi mắt, Cho em, Vụt mất

Sau 3 ngày chìm đắm trong tiếc thương, lễ động quan Wanbi Tuấn Anh diễn ra vào sáng ngày 24/7. Ngay từ sáng sớm rất đông người hâm mộ và bạn bè đồng nghiệp đã có mặt đông đủ để tiễn đưa nam ca sĩ về cõi vĩnh hằng. Nhưng dù có chia xa thì hình ảnh Wanbi sẽ sống mãi trong lòng những người từng dõi theo anh. Hình ảnh một chàng ca sĩ 26 tuổi đáng yêu, luôn nở nụ cười ấm áp, và hết mình theo đuổi đam mê.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 43

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 44

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 45

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 46
Những giây phút nghẹn ngào vĩnh biệt Wanbi Tuấn Anh


Diễn viên, biên kịch Thế Sơn (2/1/1985 – 6/8/2013)

Thế Sơn (tên đầy đủ Trần Thế Sơn) sinh ngày 2/1/1985, qua đời lúc 2h ngày 6/8/2013, do bạo bệnh. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Tp.HCM năm 2005, là diễn viên, biên kịch được đồng nghiệp đánh giá nghiêm túc, có nét riêng.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 47
Diễn viên, biên kịch Thế Sơn

Thế Sơn có nhiều vai diễn đáng nhớ trên sân khấu như: quan Nghè Trạch (vở Bàn tay của trời), Thế Hiệp (Tình nhân đến với tình nhân), Bảy Dom (Người điên trong ngôi nhà cổ), Liệt (Trần gian phải có tình yêu)...  Thế Sơn cũng là tên tuổi được khán giả yêu thích tại Kịch Bệt, nơi anh cùng vợ mình và cô chủ Thiên Kim đang gây dựng một hướng đi hiệu quả cho sân khấu kịch rất nhỏ trong quán cà phê.

Nhạc sĩ Hoàng Hà (1929 - 4/9/2013)

Nhạc sĩ Hoàng Hà tên thật Hoàng Phi Hồng, sinh năm 1929, tại Hà Nội. Trong sự nghiệp sáng tác, ông được mọi người nhớ đến với những ca khúc cách mạng nổi tiếng như: Đất nước trọn niềm vui, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân... Trong đó, ca khúc Đất nước trọn niềm vui được Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM và chương trình phát thanh của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu lấy làm nhạc hiệu.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 48
Nhạc sĩ Hoàng Hà


Sau một thời gian lâm bệnh nặng, nhạc sĩ Hoàng Hà trút hơi thở cuối cùng vào 16h ngày 4/9, hưởng thọ 84 tuổi. Sự ra đi của nhạc sĩ "Đất nước trọn niềm vui" để lại cho kho tàng âm nhạc nước nhà những ca khúc đầy hào khí, khơi dậy lòng yêu nước.

Và sáng 7/9, đông đảo văn nghệ sĩ, bằng hữu… đã đến tiễn đưa linh cữu nhạc sĩ Hoàng Hà, tác giả của những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng về nơi an nghỉ cuối cùng tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 49

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 50

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 51
Vĩnh biệt nhạc sĩ Hoàng Hà - một cuộc đời liêm khiết, chính trực và nồng nàn

NSND Bạch Diệp (1929 – 2013)


NSND Bạch Diệp sinh năm 1929 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nhiếp ảnh. Từ năm 6 tuổi, bà đã được đưa theo học ở trường tu viện Saint Dominique ở Hải Phòng. Bà là đạo diễn nữ đầu tiên của Việt Nam.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 52
NSND Bạch Diệp

NSND Bạch Diệp còn được biết đến là người vợ duy nhất trong cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài 6 tháng thì đứt gánh vì hết duyên.

Ở tuổi 85, nghệ sĩ Bạch Diệp sức khỏe ngày một suy yếu do căn bệnh ung thư. Bà mất vào ngày 17/8 tại Hà Nội sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.

Năm 1997, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, bà được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Ngày lễ thánh, Huyền thoại mẹ. Bà là một trong số các nghệ sĩ Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Năm 2008, bà là một trong 11 nghệ sĩ đương đại được tôn vinh trong ngày kỷ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 53

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 54

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 55
Sáng 22/8, đông đảo nghệ sĩ và diễn viên đã đến nhà tang lễ Bộ Quốc phòng để chào vĩnh biệt nữ đạo diễn Bạch Diệp

GS.TS - NSND Quang Hải (1935 – 3/11/2013)

GS.TS - NSND Quang Hải sau thời gian khá dài điều trị tại bệnh viện Thống Nhất - Tp.HCM, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 22h45 ngày 3/11.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 56
NSND Quang Hải – “cây đại thụ” của âm nhạc hàn lâm

Quang Hải, tên thật là Huỳnh Tấn Sĩ, sinh năm 1935 tại Tiền Giang. Ông là nghệ sĩ đã biểu diễn hàng trăm chương trình hòa nhạc giao hưởng và nhạc kịch (9 vở nước ngoài) trong thời gian 10 năm ở Nga. Là người Việt Nam duy nhất cho tới nay đã chỉ huy dàn nhạc Nghệ sĩ công huân tập thể của Nga (là một trong những dàn nhạc nổi tiếng nhất thế giới). Dàn dựng 2 vở nhạc kịch Việt Nam, 1 vở Ballet, hàng chục chương trình giao hưởng và biểu diễn hàng ngàn buổi tại Việt Nam.

Trong sự nghiệp của mình, ông đã giành được vô số những danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước. Năm 1993 được phong danh hiệu NSND. Được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2001.

Diễn viên Tuấn Dương (1952  - 2/12/2013)

Và mới nhất là sự ra đi mãi mãi của danh hài Tuấn Dương vào ngày 2/12. Ông mất do căn bệnh ung thư thực quản. Lễ viếng đã diễn ra vào ngày 4/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 19/8 Bộ công an.

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 57
Diễn viên hài Tuấn Dương vừa qua đời cách đây không lâu

Tuấn Dương vốn là diễn viên của Đoàn kịch Công an nhân dân, nhưng ông xuất hiện dày đặc trên sóng truyền hình với những tiểu phẩm hài và thường xuyên được các đạo diễn chọn vào các vai diễn mang chất nông dân, hoặc gã chồng... sợ vợ trong các bộ phim nổi tiếng đã phát sóng như: Đất và người, Làng ven đô, Chuyện đã qua, Lều chõng, Lập trình trái tim...

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 58

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 59

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 60

2013: 1 năm nhiều nước mắt với làng văn nghệ Việt 61
Bà Thúy Nga - vợ nghệ sĩ Tuấn Dương khóc nghẹn tiễn biệt chồng

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày