Những thảm họa kinh hoàng trong bóng đá

L.T, Theo 17:28 14/07/2010

Bóng đá không phải lúc nào cũng mang tới niềm vui

Bọn mình đều biết rằng bóng đá là môn thể thao “Vua” và sức hút mà nó đem tới cho khán giả là không thể cưỡng lại được. Không chỉ đem đến niềm vui, nó sự hưng phấn cho người xem, nó còn để lại những mất mát vô cùng to lớn.
 
Thảm hoạ “một cửa”
 
Vào ngày 20/10/1982, thời điểm diễn ra trận đấu giữa 2 đội: Bardach ( Nga) – Hallam (Hà Lan) trong khuôn khổ giải vô địch Châu Âu tại sân vận động Lenin, Matxcova. Do thời tiết cực lạnh, số lượng CĐV đến sân rất ít nên Ban quản lý quyết định dồn hết khán giả vào khán đài C và chỉ mở duy nhất 1 cửa ra vào. Khi thời gian thi đấu sắp hết, chiến thắng gần như đã nằm trong tay đội chủ nhà Bardach với 1 bàn cách biệt, khán giả chán nản ra về.
 
Nhưng đến phút thứ 89, đội chủ nhà lại ghi thêm 1 bàn nữa khiến không khí trong SVĐ trở nên vô cùng náo nhiệt. Những người ra về liền quay lại. Đúng lúc tiếng còi kết thúc trận đấu cất lên, khán giả trong sân đổ ra ngoài. Hai dòng người ngược chiều xô vào nhau ở cánh cửa duy nhất đó, gây nên tình trạng hỗn loạn. Ai không may ngã xuống lập tức bị hàng trăm người khác dẫm đạp lên. Kết cục, hơn 340 người đã thiệt mạng.
 

Thảm cảnh hai dòng người ngược chiều xô đẩy nhau.
 
Chết vì một mẩu thuốc
 
11/5/1985, đội Bradford City đoạt ngôi vô địch giải Ngoại hạng Anh. Để chúc mừng thắng lợi, người dân địa phương tổ chức ăn mừng bằng một giải đấu hữu nghị. Giữa buổi thi đấu, khán đài đột nhiên bốc cháy. Hậu quả 56 người chết tại chỗ và 265 người khác bị thương. Điều tra cho thấy nguyên nhân cháy là đã có người vứt đầu mẩu thuốc lá bừa bãi vào chỗ ngồi dát gỗ.
 
Thảm họa Heysel
 
Thảm họa Heysel xảy ra tại sân Anfield ở Bỉ vào ngày 28/5/1985 khi trận chung kết Cúp C1 diễn ra. 39 CĐV (trong đó có 32 người Italia, 4 người Bỉ, 2 người mang Quốc tịch Pháp và 1 người đến từ Bác Ireland) đã thiệt mạng. Phần lớn họ là CĐV Juventus bị thiệt mạng trong khi chạy trốn khỏi sự truy đuổi của CĐV Liverpool. Một bức tường trong sân vận động đổ sập đã gây nên thảm họa đáng tiếc này.
 
Khán đài đổ nát trong thảm họa Heysel.
 
Thảm họa Hillsborough
 
Ngày 15-4-1989, tại sân Hillsborough (Anh) diễn ra trận bán kết Cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest. Trước trận đấu 30’, các cổ động viên đã tụ tập rất đông trong một khu vực hẹp ở cửa xoay bên ngoài khu Leppings Lane ngay sau cầu môn để có thể nhanh chóng vào sân. Khi thấy cửa xoay bị quá tải, các nhân viên an ninh quyết định mở cánh cửa thoát hiểm cho mọi người vào.
 
Chính điều này là nguyên nhân của thảm họa ngay sau đó: dòng người bên ngoài ùn ùn đổ vào dù khu biệt lập đã chật cứng. Cực kì nhiều người bị dồn ra sát hàng rào ngăn khán đài với sân và chết đứng vì ngạt thở! Nhiều người tìm cách trèo qua hàng rào khiến nó đổ sập. 96 người thiệt mạng, trong khi 766 người khác bị thương.
 
Nạn nhân được đưa lên xe cấp cứu.
 
Ngày “đen tối” của bóng đá Nam Phi
 
Ngày 16-4-2001, tại sân vận động Ellis Park tại Johannesburg (Nam Phi) diễn ra trận derby giữa hai đội Kaizer ChiefsOrlando Pirates. Sức chứa tối đa của Ellis Park là 70.000 người, song có tới 120.000 tấm vé đã được bán ra. Nửa giờ trước khi trận đấu bắt đầu, sân vận động đã chật ních nhưng dòng người vẫn tiếp tục đổ vào. Cảnh sát buộc phải khóa trái cửa nhưng cổ động viên vẫn tụ tập đông đúc ở bên ngoài và cực kì tức giận.
 
Khi tiếng loa truyền thanh thông báo đội chủ nhà sút tung lưới, đám đông bên ngoài trở nên kích động, “điên cuồng” tìm cách xô đổ cửa để vào trong. Cánh cửa sập xuống, những người ngã theo lập tức bị giẫm đạp lên. 47 người đã thiệt mạng, trong khi hơn 160 người bị thương. 16-4 trở thành ngày đen tối nhất của bóng đá Nam Phi.
 

Các nạn nhân tại Ellis Park.
 
Thảm hoạ bóng đá Iran
 
Ngày 6-5-2001, một mái che sân vận động ở thành phố Surrey (Iran) bất ngờ sập xuống làm 15 người chết và hơn 100 người bị thương. Khi đó, một trận đấu đang diễn ra với lượng CĐV khoảng 20.000 người. Được tin về sự cố, cảnh sát tìm cách vào sân vận động duy trì trật tự nhưng rồi lại xung đột với đám đông đang phẫn nộ. Cổ động viên đã dùng gậy sắt tấn công cảnh sát, nhiều người đốt lửa khiến tình hình trở nên vô cùng hỗn loạn.
 

Bao giờ mới hết những cảnh tượng như thế này?
 
Gần đây, một số tai nạn thương tâm khác cũng  diễn ra và đáng buồn thay, chúng lại gắn với World Cup 2010.
 
Ngày 29/3/2009, ít nhất 22 CĐV đã thiệt mạng và 132 người khác bị thương khi một bức tường trên SVĐ ở thủ đô Abidjan (Bờ Biển Ngà) đổ sập xuống trước trận đấu giữa Bờ Biển Ngà và Malawi, thuộc khuôn khổ vòng loại World Cup 2010. Nguyên nhân là do đám đông CĐV không mua được vé đã tìm đủ mọi cách chen lấn vào sân. Họ tràn vào cổng chính gây nên hiện tượng giẫm đạp lên nhau, làm đổ bức tường.
 
Ngày 8/1/2010 đã diễn ra một vụ xả súng đội tuyển bóng đá quốc gia Togo bị tấn công làm ít nhất 3 thành viên thiệt mạng khiến cho cả thế giới phải bang hoàng.
 
Ngày 26/6/2010 vừa qua, có ít nhất 11 CĐV người Senegal chết và 2 người khác bị thương khi đang tụ tập theo dõi trận đấu giữa Hàn Quốc và Uruguay. Sự việc trên xảy ra ở thủ đô Dakar của Senegal. Theo điều tra, sân thượng nơi đám đông CĐV đang theo dõi bất ngờ bị sụp đổ hoàn toàn. Ngoài ra, vẫn còn có những người bị mắc kẹt trong đống đổ nát vẫn chưa được tìm thấy.
 

Trong lúc Hàn Quốc và Paraguay đang quyết đấu, 11 CĐV Senegal đã thiệt mạng.
 
Điểm lại những thảm họa kinh hoàng ấy, chúng mình chợt nhận ra rằng mỗi người phải chung sức để đưa bóng đá thoát khỏi bóng ma của bạo lực, của những holigan và những kẻ khủng bố tàn bạo. Đồng thời, teen nên học cách xây dựng 1 nền bóng đá lành mạnh, mang lại niềm vui, sự hứng khởi cho mọi người và đừng để những vấn nạn như thế này xảy ra nữa. Có như vậy bóng đá mới thực sự xứng với ngôi vị cao nhât của nó – môn thể thao “Vua”.