10 người đàn ông quyền lực nhất thế giới bóng đá

Trâm Phạm, Theo Trí Thức Trẻ 00:35 02/04/2014

Bóng đá là môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội, tuy nhiên vẫn có những cá nhân nổi bật là tác nhân ảnh hưởng đến cả đội bóng. <br/>

1. Roman Abramovich

Có lẽ không ngoa khi nói Abramovich chính là người đã thay đổi lịch sử Tây London.
 

Mùa hè 11 năm về trước, vị tỷ phú người Nga đặt bước chân đầu tiên vào nền bóng đá Anh bằng cách mua lại Chelsea. 11 năm sau, nhờ núi tiền của mình, ông đã đưa đội chủ sân Stamford Bridge lên một tầm cao mới. Ngay khi nắm quyền kiểm soát đội bóng, Abramovich đã bỏ ra một số tiền khổng lồ để đầu tư vào câu lạc bộ (ước tính lên tới 2 tỷ bảng Anh ~ 66 nghìn tỷ đồng). Ông nhận chi trả khoản nợ 80 triệu bảng (~ 2.640 tỷ đồng) và nhanh chóng rót tiền cho các chiến dịch mua cầu thủ. Kể từ đó, Chelsea bắt đầu trở thành một thương hiệu toàn cầu. Trong 11 năm Abramovich nắm quyền, Chelsea đã giành được 3 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 4 cúp FA, 2 cúp Liên đoàn, 1 chức vô địch Champions League, 1 chức vô địch Europa League.

Tuy nhiên, hiện tại Abramovich đang gặp rắc rối khi có ý kiến đề nghị bổ sung nhà tài phiệt gốc Nga này vào danh sách các nhân vật bị Liên minh châu Âu trừng phạt, liên quan đến việc Nga sáp nhập Crimea.

Đội bóng của Abramovich bước lên đỉnh châu Âu lần đầu tiên vào năm 2012.

2. Jose Mourinho
 
Người đặc biệt, người duy nhất, người tự cao tự đại, cho dù bạn muốn gọi thế nào đi nữa, bạn cũng không thể chối bỏ sự thật rằng Jose Mourinho chính là một trong những huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới đương đại.
 

Cho dù là ở Porto, Chelsea, Inter, hay Real Madrid, HLV người Bồ luôn có cách biến mình thành nhân vật chủ chốt. Tại Porto, ông giúp CLB “ao làng” ở Bồ Đào Nha vô địch Champions League. Tại Inter, ông giúp Nerazzurri trở thành CLB đầu tiên ở Ý giành được cú ăn 3 lịch sử. Tại Chelsea, ông giúp CLB Tây London vô địch Premier League 2 năm liên tiếp. Tại Real Madrid, ông giúp đội bóng Hoàng gia thoát khỏi 3 năm sống dưới cái bóng của Barcelona. Có thể triết lý bóng đá của Mourinho không được tất cả mọi người ủng hộ, nhưng sự thật chứng minh ông là một trong những HLV vĩ đại và quyền lực nhất lịch sử bóng đá.

Mourinho và Cristiano Ronaldo trao nhau cái ôm tình cảm sau khi giành chức vô địch La Liga lần thứ 32, lật đổ đế chế của Barcelona.

3 & 4. Sepp Blatter và Michel Platini

Một người là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới, một người là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu, hai người đàn ông này đã nắm hết một nửa cán cân quyền lực của giới túc cầu. Bất cứ luật lệ nào cũng phải thông qua họ, và họ cũng là người đưa ra những quyết định quan trọng.
 

Tuy phần đông người hâm mộ bóng đá không mấy hài lòng với cách quản lý của BlatterPlatini, nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản quyền lực của hai người với vai trò là người đứng đầu FIFA và UEFA. Sau khi Blatter về hưu, rất có thể Platini sẽ tiếp quản chiếc ghế mà chủ tịch FIFA để lại.  

5. Nasser Al-Khelaifi

Cũng như Roman Abramovich, Al-Khelaifi chính là người đã mang tới bộ mặt mới cho PSG. Nhờ túi tiền không đáy của tỷ phú người Qatar, từ một đội bóng lẹt đẹt ở Ligue 1, bây giờ PSG đã là một thế lực đáng gờm tại châu Âu.
 
 
Mùa giải 2010-2011, PSG chỉ xếp thứ 13 tại Ligue 1, nhưng từ khi được Al-Khelaifi rót tiền, đội chủ sân Parc des Princes đã trở thành ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch quốc nội. Với dàn sao khủng như Zlatan Ibrahimovic, Edinson Cavani, Thiago Silva, hay mới đây là Yohan Cabaye, nếu PSG vô địch Champions League thì cũng không có gì quá ngạc nhiên.
 
Không chỉ tham gia vào lĩnh vực bóng đá, Al-Khelaifi còn là chủ tịch đương nhiệm của Liên đoàn quần vợt Qatar, phó chủ tịch của Liên đoàn quần vợt châu Á, và là giám đốc của đài truyền hình Pháp BeIN Sports.
 
6. Florentino Perez

Chủ tịch đương nhiệm của Real Madrid chính là người mở ra thời kì Los Galácticos (dải ngân hà) cho đội bóng Hoàng gia. Với chính sách mua hết những cầu thủ giỏi, Perez không ngại chi tiền để đưa những ngôi sao hàng đầu thế giới về với “dải ngân hà” của mình.
 
 
Dưới thời Perez, Real Madrid nổi tiếng với việc vung tiền mua cầu thủ, trên thực tế, đa số kỷ lục trong thị trường chuyển nhượng đều do đội bóng này lập nên, và cũng do chính đội bóng này phá vỡ. Năm 2000, Perez mang Figo về từ Barcelona bằng hợp đồng trị giá 58,5 triệu euro (~ 1.640 tỷ đồng). Năm 2001, Zinedine Zidane chuyển từ Juventus sang Real Madrid với mức phí kỷ lục 76 triệu euro (~ 2.130 tỷ đồng). Tiếp đó là "Người ngoài hành tinh" Ronaldo năm 2002, David Beckham năm 2003, Michael Owen năm 2004, lập nên “dải ngân hà” đầu tiên.
 
Sau một thời gian từ chức, Perez đắc cử chủ tịch Real lần 2 vào năm 2009. Không làm cho mọi người “thất vọng”, Perez tiếp tục vung tiền chiêu mộ Kaka từ Milan với giá 65.8 triệu euro (~ 1.843 tỷ đồng). Vào ngày 11 tháng 6 cùng năm, Cristiano Ronaldo gia nhập đội bóng Hoàng gia với mức phí kỷ lục thế giới 94 triệu euro (~ 2.632 tỷ đồng). Tưởng chừng mức phí chuyển nhượng của CR7 sẽ không còn ai phá được thì chính Perez lại thiết lập kỷ lục mới với 100 triệu euro (~ 2.800 tỷ đồng) dành cho Gareth Bale.
 
Perez và bản hợp đồng đắt giá nhất của mình.
 
Tuy nhiên chi nhiều tiền chưa chắc đã mang lại kết quả, Real Madrid dưới thời Perez chỉ giành được 1 chức vô địch La Liga trong 5 năm, 1 chức vô địch Champions League trong 9 năm và 1 siêu cúp Tây Ban Nha, phần lớn thời gian đội bóng thành Madrid đều “núp” dưới bóng đại kình địch xứ Catalan. Nhưng cho dù là vậy, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Perez, với vai trò Chủ tịch của một trong những đội bóng giàu lịch sử nhất Tây Ban Nha, Perez còn rất có tiếng nói trong giới chính trị ở nước này.   
 
7. Sir Alex Ferguson

Trong suốt sự nghiệp của mình, Sir Alex đã thu về 49 danh hiệu lớn nhỏ. Trong đó, 38 danh hiệu là với Manchester United. Trước khi đến với MU, người ta còn chẳng biết ông là ai, nhưng sau 25 năm đồng hành cùng Quỷ đỏ, Sir Alex đã chính thức trở thành một huyền thoại.
 

Ngày Sir Alex tiếp quản MU, đội bóng chỉ là một đống tro tàn đang trong cơn khủng hoảng, lúc đó Liverpool mới là đội bóng thống trị nước Anh. Dưới sự dẫn dắt của “Ông già gân”, MU dần dần tìm lại chính mình, cho đến ngày hôm nay, trong phòng truyền thống của Quỷ đỏ đã có 38 chiếc cúp lớn nhỏ mang dấu ấn Sir Alex Ferguson. Sức ảnh hưởng của Sir Alex lớn đến mức, MU còn chấp nhận để ông chọn người thừa kế chiếc ghế của mình tại sân Old Trafford. Tuy không còn ngồi ghế nóng MU, Sir Alex vẫn mãi mãi là tượng đài trong lòng người hâm mộ Quỷ đỏ.

Sir Alex nâng chiếc cúp cuối cùng với Manchester United.

8. Lionel Messi

Trong top những người đàn ông quyền lực nhất làng túc cầu, sao có thể thiếu Lionel Messi? Nhắc đến cái tên Messi, người ta liền nhớ tới cầu thủ nhỏ con nhưng lại là cơn ác mộng của biết bao hàng phòng ngự đẳng cấp thế giới. Với 4 QBV và hàng loạt kỷ lục ghi bàn sụp đổ dưới chân anh, nhiều người còn nhận định rằng Messi chính là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá.
 
Messi thống trị giải thưởng QBV 4 năm liên tiếp.

Sức ảnh hưởng của La Pulga tại Barcelona thì không cần phải nói, anh chính là linh hồn trong lối chơi của Blaugrana, không khó để thấy rằng mỗi khi thiếu đi Messi, Barcelona dường như không còn là chính mình nữa. Vì vậy đội bóng xứ Catalan không ngại dùng đủ mọi cách để trói chân cầu thủ con cưng của mình. Nhiều nguồn tin cho hay, ban lãnh đạo Barcelona đang chuẩn bị hợp đồng mới cho Messi với mức lương còn “khủng” hơn cả RonaldoRooney

9. Cristiano Ronaldo

Messi, dĩ nhiên không thể thiếu Cristiano Ronaldo. Siêu sao người Bồ Đào Nha vừa hạ gục chính đối thủ lớn nhất của anh tại Barcelona và Franck Ribery trong cuộc đua QBV một cách thuyết phục.


Từ khi chuyển đến Real Madrid với mức phí 94 triệu euro (~ 2.632 tỷ đồng), Ronaldo đã trở thành một biểu tượng mới tại sân Bernabeu. Tầm quan trọng của anh với Real Madrid cũng như tầm quan trọng của Messi với Barcelona. Còn nhớ năm 2012, Ronaldo chỉ cần nói một câu “tôi buồn”, ban lãnh đạo Kền kền trắng lập tức hối hả tăng lương cho anh. Không chỉ vậy, CR7 còn có một thế lực riêng của mình trong phòng thay đồ, anh nói một, chắc chỉ có Ramos hoặc Casillas, những công thần của đội bóng Hoàng gia mới dám… nói hai.   

Không chỉ nắm quyền ở CLB, siêu sao người Bồ còn xưng bá ở ĐTQG. Điều này cũng hợp lý, bởi vì chính Ronaldo là người đã kéo cả ĐT Bồ Đào Nha suốt thời gian qua. Không có anh, Bồ Đào Nha sao có thể vượt qua Thụy Điển để đến Brazil? Ở tuổi 29, CR7 đã có vinh dự khoác áo đội tuyển 105 lần, hiện anh đang đứng thứ 3 trong top những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Bồ Đào Nha, chỉ thua Pauleta 7 bàn.  

Ngoài sân cỏ, CR7 còn lấn sân vào làng thời trang, anh còn có cả quán bar và viện bảo tàng của chính mình. Tuy nhiều năm qua luôn bị đánh giá thấp hơn Messi, Ronaldo vẫn là một trong những cầu thủ quyền lực nhất thế giới bóng đá.

10. Wayne Rooney

Mùa giải 2010-2011, Sir Alex Ferguson trao cho Rooney hợp đồng 5 năm kèm mức lương 250.000 bảng/tuần (~ 8,3 tỷ đồng). Tháng 2 vừa qua, đến lượt David Moyes tăng lương cho “chàng Shrek” lên mức 300.000 bảng (~ 10 tỷ đồng), mức lương cao nhất trong lịch sử bóng đá Anh, kèm hợp đồng đến năm 2019. Điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của Rooney đối với Quỷ đỏ thành Manchester khi đội bóng không tiếc tiền để giữ chân tiền đạo số một của mình.
 
Rooney và David Moyes trong buổi ký kết hợp đồng mới.

Không chỉ vậy, Rooney còn là niềm hy vọng lớn nhất của đội tuyển Anh tại Brazil năm nay. Mặc dù “chàng Shrek” chưa phải là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, nhưng tầm quan trọng của anh ở Manchester United và Tam Sư đã đưa anh vào danh sách quyền lực này.