Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần

Mây - Ảnh: Đức Thắng, Theo Helino 22:01 15/11/2018

Cùng xem các "kỹ sư tương lai" của đất nước đã làm được điều này như thế nào nhé!

Nếu như trước đây, đối với sinh viên việc học nghề và thực hành xây dựng chỉ gói gọn trên giảng đường, sách vở lý thuyết thì hiện nay, để theo kịp dòng chảy hiện đại, ngày càng nhiều cuộc thi lớn nhỏ được mở ra nhằm thoả mãn niềm đam mê của các "kỹ sư tương lai". 

Hướng tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Chi đoàn Giảng viên khoa Xây dựng trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tổ chức cuộc thi "Sáng tạo Xây dựng 2018" với mục đích tạo ra một sân chơi bổ ích cho sinh viên toàn trường. 

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 1.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 2.

Cuộc thi "Sáng tạo Xây dựng 2018" là một trong những hoạt động chào mừng ngày nhà giáo 20/11 của trường ĐH Kiến Trúc

Sau thành công của cuộc thi “Xây dựng thông minh sáng tạo 2017” năm ngoái, cuộc thi lần này có quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Sự khác biệt nổi bật của cuộc thi năm nay là không chỉ có Khoa xây dựng mà các ngay cả các sinh viên Khoa kiến trúc, Khoa quản lý, hay các trường Đại học Xây dựng, Đại học Thuỷ Lợi cũng quan tâm theo dõi và đăng ký tham dự. 

Thầy Vũ Hoàng Hiệp, trưởng khoa Xây dựng của trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội cho biết: "Cuộc thi "Sáng tạo Xây dựng" bắt nguồn từ ý tưởng của giảng viên khoa xây dựng, với mong muốn tạo ra không gian học hỏi và áp dụng kết quả học tập một cách thực tế nhất. Bên cạnh các cuộc thi của Bộ giáo dục hay những cuộc thi mang tính chất toàn quốc như thi Olympic, thi nghiên cứu khoa học, thi đồ án tốt nghiệp, chúng tôi muốn tạo ra sân chơi mới mang đậm dấu ấn sinh viên hơn để các em không ngại ngần thoả sức sáng tạo".

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 3.

Thầy Vũ Hoàng Hiệp, trưởng khoa Xây dựng của trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội

Được biết, đây là cuộc thi mô tả được rất nhiều công việc của người kỹ sư xây dựng, từ thiết kế, thi công đến việc phối hợp làm việc nhóm để tạo ra công trình tốt nhất. 

Mỗi đội từ 5-8 thành viên sẽ được cung cấp 70 thanh tre, 3 lọ keo 502 và 1 cuộn dây 3m để tạo ra một mô hình giàn khung trong tối đa 240 phút. Sau khi hoàn thành, các tác phẩm sẽ được lần lượt được treo thêm đá để đo độ chịu lực. Đội nào sở hữu giàn khung có trọng lượng nhẹ nhưng lại chịu được lực nặng nhất sẽ là đội dành chiến thắng. 

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 4.

Từ những vật liệu được cho, các bạn sinh viên phải tạo ra một giàn khung vừa nhẹ vừa chịu tải tốt

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 5.

Nhìn thì tưởng ít, nhưng thực chất mỗi viên đá tròn trong hình nặng tới 10kg đấy nhé!

Bạn Phạm Văn Tùng lớp 17-X1 là một gương mặt đã tham gia từ năm ngoái nhưng thất bại do chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm. Năm nay quyết tâm thử sức lại, Tùng và đội của mình đã mất hơn 2 tuần để nghiên cứu tìm tòi và làm thử nghiệm mô hình. Ban đầu nhóm ước tính giàn khung chỉ tải được 40kg nhưng không ngờ sự thật lại lên được đến 53kg và đem về giải nhì cho cả đội.

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 6.

Bạn Phạm Văn Tùng vui sướng khi sức tải vượt qua con số 40kg

Đội đạt giải nhất chung cuộc đã chiến thắng xuất sắc với bộ khung giàn có trọng lượng 187g nhưng chịu được sức nặng đến 49kg. Được biết, đây cũng chính là đội đã giành giải quán quân vào năm ngoái.

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 7.

Nhóm đạt giải nhất cuộc thi "Sáng tạo Xây dựng 2018"

Trưởng nhóm Nguyễn Văn Mậu chia sẻ: "Đây là cuộc thi rất quý giá đối với sinh viên ngành Xây dựng. Ngoài việc được ôn lại những gì đã học và áp dụng chúng vào thực tế, chúng mình còn có cơ hội "vỡ" ra được nhiều điều. Có những thứ khi học trên lớp vô cùng mơ hồ và khó nắm bắt, thế nhưng khi được tự tay làm thì lại hiểu và ghi nhớ rất nhanh".

Cùng ngắm thêm những hình ảnh sôi động khác từ cuộc thi nhé!

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 8.

Các bạn thí sinh tỉ mẩn dán keo từng khúc nối

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 9.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 10.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 11.

Một trong những gương mặt nữ sinh hiếm hoi tham gia cuộc thi

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 12.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 13.

BTC vỗ tay hào hứng

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 14.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 15.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 16.

Bạn Nguyễn Văn Mậu cẩn thận móc từng viên đá lên trên dây

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 17.

Khán giả hồi hộp lo sợ như thể mình đang dự thi

Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 18.
Sinh viên Kiến trúc gây bất ngờ khi tạo ra chiếc cầu siêu mỏng manh nhưng có sức đỡ nặng gấp 5000 lần - Ảnh 19.