Sát thủ mang bí danh góa phụ áo đen: Kẻ giết người nhẫn tâm không nể tình thân gia đình

Skye, Theo Trí Thức Trẻ 20:30 20/11/2016

Trong danh sách nạn nhân của Mary Ann Cotton, nữ sát nhân giết người hàng loạt nổi tiếng thế kỷ 19 tại Anh, có 11 người con, 3 người chồng, một nhân tình và cả mẹ đẻ của mình.

Vào ngày 24/3/1873, Mary Ann Cotton bị treo cổ vì mưu sát người con của chồng thứ 4, Charles Edward Cotton. Nữ sát nhân 40 tuổi đã trở thành kẻ giết người hàng loạt đầu tiên tại Anh. Trong danh sách 21 nạn nhân xấu số của Mary Ann Cotton có 11 trong tổng số 13 người con, 3 người chồng, một nhân tình và mẹ ruột của Mary Ann Cotton.

Sinh năm 1832 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Anh, Mary Ann đã phải trải qua một tuổi thơ đầy vất vả. Cha của bà ta là một công nhân ngành than. Ông qua đời khi bà ta còn khá nhỏ. Sự ra đi của người cha đã khiến Mary Ann phải dấn thân vào cuộc sống lao động ngay từ khi còn nhỏ để giúp đỡ gia đình. Mẹ của Mary Ann đã tái hôn với một người đàn ông khác tên George Stott vào năm 1843. Ở tuổi vị thành niên, Mary Ann không hòa hợp với cha kế của mình.

Sát thủ mang bí danh góa phụ áo đen: Kẻ giết người nhẫn tâm không nể tình thân gia đình - Ảnh 1.

Sát thủ mang danh "góa phụ áo đen".

Sau một thời gian, Mary Ann trở thành một y tá rồi nhanh chóng có cuộc hôn nhân đầu tiên. Bà kết hôn với người chồng đầu tiên, ông William Mowbry vào năm 1852. Mowbry cũng thuộc tầng lớp lao động như cha của Mary Ann. Cặp vợ chồng trẻ sống tại Plymouth, Denver và có với nhau 5 người con. Tuy nhiên, 4 trong số đó đã qua đời vì căn bệnh thương hàn. Sau đó, hai người đã chuyển tới vùng Đông Bắc Anh, nơi họ có thêm với nhau ba người con nữa. Cô ta còn thậm chí không thể nhớ được mình đã có và mất bao nhiêu người con trong cuộc đời.

Gia đình Mary đã phải làm việc rất vất vả để kiếm đủ miếng ăn. William từng làm đốc công tại South Hetton Colliery và sau đó chuyển sang làm lính cứu hỏa. Vào đầu năm 1865, William qua đời đột ngột với các triệu chứng như các con mình. Mất chồng, góa phụ Mary Ann còn lại một người con và khoản tiền bảo hiểm đền bù bằng nửa số lương một năm của William.

Marry Ann đi bước nữa và kết hôn với George Ward vào năm sau đó. Tuy nhiên, cũng chỉ 13 tháng sau đó, George qua đời với căn bệnh liên quan tới đường ruột. Lại một lần nữa, góa phụ Mary Ann nhận được khoản tiền bảo hiểm kếch xù sau cái chết của chồng.

Người chồng tiếp theo của Mary Ann là James Robinson. Ông cũng đã có một đời vợ và  vài người con riêng, trong đó có một đứa trẻ sơ sinh. Vào năm 1866, ông thuê Mary Ann làm người giúp việc trong nhà. Không hiểu vì duyên cớ gì mà chỉ sau đó một thời gian ngắn, đứa con chưa đầy một tuổi của ông cũng qua đời. Quá tuyệt vọng, ông tìm đến cô giúp việc trẻ trung để an ủi tinh thần và hai người đã trở thành một cặp đôi.

Sát thủ mang bí danh góa phụ áo đen: Kẻ giết người nhẫn tâm không nể tình thân gia đình - Ảnh 2.

Một trong những ngôi nhà, nơi từng diễn ra những vụ giết người của Mary Ann.


Mối tình lãng mạn của Mary Ann và James bị gián đoạn khi mẹ của cô ôm nắng. Mary Ann trở về nhà để chăm sóc mẹ của mình nhưng chỉ 9 ngày sau đó, mẹ của cô qua đời dù trước đó đang có dấu hiệu hồi phục.

Mary Ann trở về với James và cô con gái có với người chồng đầu tiên. Trước đây, cô bé sống với mẹ của Mary Ann. Vào cuối tháng 4/1867, cô con gái, cùng với hai người con khác của James đã qua đời không rõ nguyên cớ.

Dù phải chứng kiến nhiều cái chết liên tiếp như vậy, James vẫn quyết định cưới Mary Ann vào mùa hè năm đó. Người con đầu tiên của hai người chào đời vào tháng 11. Tuy nhiên, cô bé cũng ốm nặng và qua đời vào tháng 3 năm 1868. Người con trai thứ hai chào đời vào tháng 6/1869.

Sau một thời gian chung sống, James bắt đầu nghi ngờ vợ của mình. Khi ông phát hiện ra Mary Ann có những hành vi bạo hành với con riêng của mình, ông đã đuổi bà ra khỏi nhà và nhận quyền nuôi con. Có lẽ James không hề biết rằng, nhờ có vậy, ông đã cứu được mạng sống cho George cũng như chính mình.

Nạn nhân cuối cùng rơi vào cái bẫy chết người của Mary Ann chính là Frederick Cotton. Với gia đình này, Mary Ann đã cố gắng hạ sát không chỉ người chồng thứ 4 mà cả chị gái của Frederick, con của hai người, con riêng của Frederick, Charles Edward Cotton. Một người tình của Mary Ann tên Joseph Nattrass cũng đã qua đời vì căn bệnh liên quan tới đường ruột trong giai đoạn này. Chỉ sau cái chết của Charles, người ta bắt đầu nghi ngờ Mary Ann, đúng 20 năm sau những vụ án giết người bí ẩn đầu tiên của "góa phụ áo đen" này.

Sát thủ mang bí danh góa phụ áo đen: Kẻ giết người nhẫn tâm không nể tình thân gia đình - Ảnh 3.


Điều tra của các chuyên gia cho thấy, vũ khí bí mật mà Mary Ann lựa chọn là độc tố Arsen - một chất độc chết người được sử dụng nhiều trong thế kỷ 19. Vào thời điểm này, chất độc này khá là dễ tìm và có khả năng gây chết người nhanh chóng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra: tại sao nhiều người chết như vậy mà không ai chú ý?

Vào thời điểm đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao cùng với chế độ dinh dưỡng thấp của tầng lớp lao động đã đẩy nhiều người tới cái chết. Do vậy, Mary Ann đã thoát khỏi sự nghi ngờ của mọi người. Không chỉ vậy, chẳng ai nghi ngờ một bà mẹ lại có thể nhẫn tâm giết con và chồng mình nên sự cảm thông đều hướng về "góa phụ áo đen" mang gương mặt ác quỷ.

Vào tháng 3/1873, Mary Ann Cotton bị đưa ra tòa xét xử. Bà bị buộc tội giết Charles Edward Cotton. Tuy nhiên, dù không có bằng chứng cụ thể do xảy ra đã quá lâu, người ta cũng buộc tội bà cho những vụ giết người trước đó. Phiên tòa xét xử kéo dài ba ngày và cuối cùng, Mary Ann bị xử tử bằng cách treo cổ.