Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút để ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn đang hot ầm ầm trên mạng

Gia Hiển, Theo Helino 08:42 03/05/2019

Khẳng định đầu tiên: Nơi đây có không gian độc đáo không giống bất kỳ ở đâu khác trên khắp Việt Nam!

Thời nay, đời sống giới trẻ Việt Nam đang ngày càng phong phú và có nhiều điều kiện cho mỗi cá nhân thể hiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm và thưởng ngoạn những mỹ quan của nhân loại. Thế nên không ít các bạn trẻ luôn tranh thủ xê dịch để tìm tòi và khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống. Ngoài các địa danh du lịch thiên nhiên, các quán cà phê, các triển lãm nghệ thuật, người trẻ thời nay còn hoàn toàn có thể “khai thác” và chiêm nghiệm cái đẹp, cái hoàn mỹ ở bất kỳ đâu, ngay kể cả ở các viện bảo tàng, các ngôi chùa, đền… Dưới con mắt và tư duy nghệ thuật, cái đẹp ngày càng đa dạng hơn và được cụ thể hóa qua những bức hình: đi đâu cũng chụp, đi đâu cũng khám phá.

Mới đây thôi, lại tiếp tục có một ngôi chùa được đưa vào danh sách những điểm du lịch văn hóa phải ghé trong tương lai của giới trẻ Sài Gòn, đó là ngôi chùa Bửu Long.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 1.

Một travel blogger đăng hình tại khu vực phía trước hồ nước chùa Bửu Long. Ảnh @lahuga25.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 2.

Nằm trên một ngọn đồi mạn phía tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9 (cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km). Chùa được thành lập từ năm 1942, nhưng đến năm 2007 mới được trùng tu lại và xây dựng thêm một số công trình lân cận.

Một số người dân gọi chùa Bửu Long là “chùa Thái Lan”, nhưng thực chất không phải vậy. Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc của văn hóa Phật giáo cổ đại, có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi(văn hóa Phù Nam) kết hợp với kiến trúc hiện đại. Xuất phát những mẫu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với văn hóa Việt, từ đó kiến trúc của chùa Bửu Long vừa có nét chung của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, lại vừa có nét riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 3.

Sự kết hợp đó mang đến cho ngôi chùa một nét đẹp rất riêng, về cả phương diện kiến trúc lẫn tâm linh. Ảnh @momounilae.

Có rất nhiều người dân địa phương gọi đây là chùa Thái Lan vì lối kiến trúc đặc trưng đậm màu sắc của xứ sở chùa vàng, nhưng cách gọi đó là hoàn toàn sai.

Trường hợp du khách nhầm lẫn chùa Bửu Long giống chùa Thái Lan vì Phật Giáo Thái Lan theo đuổi cũng là phái Nam Tông (tức Phật Giáo Nguyên Thủy), do đó lối kiến trúc có nét tương đồng. Sự khác biệt có thể thấy bằng mắt thường ở đây là Chùa Bửu Long quận 9 lấy thêm những họa tiết, hoa văn theo văn hóa Việt như: con rồng, hạc trên lưng rùa... mà rất dễ bắt gặp trong các ngôi chùa, đền miếu khác của người Việt.

Những bức tượng điêu khắc quen thuộc với văn hóa Việt.

Do nằm ở xa trung tâm thành phố, lại ở giữa ngọn đồi bốn bề cây cỏ, nên bước vào ngôi chùa, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy cho mình sự thanh tịnh, bình yên. Bình yên không chỉ xuất phát từ khung cảnh hay sự im ắng êm tai, mà bình yên ngay ở trong tâm, từng góc, từng góc một hiền hòa và vị kỷ.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 6.

Những ngày vắng khách, chợt tưởng ngôi chùa đã hòa vào thiên nhiên im ắng lạ thường.

Con đường dẫn vào chùa rợp bóng cây xanh.

Bước vào sâu hơn, khách quan sẽ bắt gặp hồ nước màu xanh ngọc phía trước khu vực tòa tháp chánh điện chính với thiết kế đối xứng hai bên độc đáo. Đặc biệt khi lên đến tầng cao nhất của tòa tháp nếu có duyên thì du khách sẽ được chiêm bái xá lợi và được thầy giảng nghe về ý nghĩa của xá lợi.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 8.
Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 9.

Đi qua hồ nước...

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 10.

Khu tháp chánh điện của ngôi chùa.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 11.

Những bức phù điêu sống động nằm rải rác khắp chùa Bửu Long. Ảnh @linhdevil.

Có 32 đèn đá được chạm khắc tinh xảo nằm xung quanh khu vực bảo tháp của chùa. Mỗi cây đèn cao 4 mét, đây là điểm nhấn hiện đại trong lối kiến trúc độc đáo của bảo tháp.

Một số công trình nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, đúc khung khác nổi bật ở chùa Bửu Long.

Trong khuôn viên chùa Bửu Long cũng có chỗ cho khách tham quan nghỉ chân, ăn uống. Đặc biệt, du khách truyền tai nhau một quán bán đồ chay rất đáng thử với hai món bún huế chay và bún chả giò chay dễ ăn, lại giá cả bình dân.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 15.

Đứng từ trên đỉnh tháp chính nhìn ra xung quanh, thu vào tầm mắt vẻ bình yên và cảnh sắc của nơi này. Ảnh @cauchuyencuafox.

Với nhiều người có thể chưa biết đến ngôi chùa Bửu Long với lối kiến trúc lạ mắt, dễ cho ra đời những kiểu ảnh độc đáo. Tuy nhiên, vì đặc trưng là không gian tâm linh, du khách được phép chụp ảnh trong chùa nhưng nên hạn chế ở một số khu vực, hơn hết, ấy là cái tâm của mỗi người giữ gìn cho sự bình lặng và yên bình nơi đây.

Việc quay trở lại tìm hiểu và lưu giữ khoảnh khắc tại những không gian văn hóa mang nét tâm linh và cổ kính như ngôi chùa Bửu Long này cũng là một điều đáng mừng cho ý thức kế thừa và trân trọng lịch sử của người trẻ. Chỉ mong mỗi người đều có ý thức gìn giữ, bảo vệ và chia sẻ những điều tốt đẹp nhất, để cho cái tâm được an, cái đẹp được lưu truyền và cái văn hóa được bảo tồn.

Cùng xem thêm một số hình ảnh check-in của giới trẻ khi đến tham quan ngôi chùa Bửu Long nhé!

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 16.

Ảnh @linhdevil.

Ảnh @chithanhht, @kin_autt.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 18.

Ảnh @thanh_9393.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 19.

Ảnh @chinnn.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 20.

Bức hình được chỉnh sửa thêm hiệu ứng sơn dầu của một du khách nước ngoài. Ảnh @kin_autt.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 21.

Từ khu vườn trông ra ngọn bảo tháp vàng rực trên nền trời trong xanh. Ảnh @dimotngaydang.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 22.

Du khách phải tháo giày, dép khi lên tòa bảo tháp chính. Ảnh @mainito.

Lưu ý khi đi chùa Bửu Long

1. Nếu mặc váy, quần đùi ngắn đến chùa thì du khách phải di chuyển sang khu vực bên trái hông chùa có chỗ cho mượn khăn để quấn lại cho lịch sự mới được vào.

2. Khi lên bảo tháp phải bỏ dép phía bên dưới.

3. Hạn chế quay phim chụp ảnh bên trong bảo tháp.

4. Giữ im lặng nhất có thể khi vào và đi quanh bảo tháp.

5. Nên đi sáng sớm các ngày thường trong tuần thì chùa sẽ bớt đông người hơn.

6. Nên đi vào các ngày thời tiết đẹp, có nắng ấm, trời trong, ít mây thì các sư thầy sẽ mở cửa cho du khách tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

7. Du khách được phép vòng ra phía sau khuôn viên chùa để ngắm cảnh, xem chỗ sinh hoạt, trồng trọt của các vị sư.

Rời khỏi lòng thành phố ồn ào một chút, ghé ngôi chùa “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn để tìm thấy chữ “An” trong đời - Ảnh 23.

Ảnh @melikdn.