Phì cười trước công dụng "thật sự" của chiếc kính râm thời xưa

Gucci, Theo Trí Thức Trẻ 08:08 26/07/2017

Ngược dòng lịch sử để biết được kính râm mà nay ai cũng đeo thời xưa từng được sử dụng như thế nào.

Chiếc kính râm là vật dụng quen thuộc với nhiều người khi giúp bạn bảo vệ mắt và tạo phong cách nữa chứ... 

Nhưng tin được không, chiếc kính râm thời xưa lại không phải để bảo vệ mắt hay làm đẹp như bây giờ mà chúng có công dụng cực kỳ thú vị mà bạn sẽ "phì cười" cho xem.

Kính râm - vật dụng để che giấu cảm xúc...

Cụ thể, vào thế kỷ thứ 12 tại Trung Quốc, các thẩm phán tại quan tòa thường đeo những cặp kính đen xì trên mắt để tránh gặp phải những ánh mắt của người xung quanh.

Phì cười trước công dụng thật sự của chiếc kính râm thời xưa - Ảnh 1.

Điều này cũng giúp họ có thể che giấu cảm xúc thật, biểu cảm trên gương mặt nhằm đảm bảo phiên tòa diễn ra 1 cách công bằng nhất và không lo bị nhiều người dò xét khi thẩm vấn nhân chứng, đưa ra quyết định. 

Tuy nhiên, bạn có tò mò chiếc kính râm đầu tiên trong lịch sử nó ra sao không? Ngược dòng lịch sử, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng, kính râm đã ra đời từ thời tiền sử ở xứ sở Bắc cực. 

Phì cười trước công dụng thật sự của chiếc kính râm thời xưa - Ảnh 2.

Tổ tiên người Eskimo chế tạo kính râm từ mảnh gỗ

Theo đó, tổ tiên của người Eskimo thời xưa đã biết đục những khe dài, nhỏ trên 1 mảnh gỗ, tấm da thuộc để có thể bảo vệ mắt. 

Cũng có giả thuyết cho rằng, vào khoảng năm 55, các hoàng đế La Mã Nero cũng đã biết theo dõi những trận đấu qua lăng kính của viên ngọc lục bảo. Tuy nhiên ở thời điểm này, các phát minh chưa tìm được ra cách tăng độ hợp lý cho chiếc kính nên vẫn cực kỳ hạn chế. 

Phải đến giữa thế kỷ 18, James Ayscough đã phát minh ra 1 loại màu mới cho kính. Màu sắc không quá xanh hoặc quá tối sẽ không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người sử dụng.

Phì cười trước công dụng thật sự của chiếc kính râm thời xưa - Ảnh 3.

Lúc này, người dùng bắt đầu quan tâm hơn đến sự bất tiện đến từ kiểu dáng của chiếc mắt kính, từ đó họ cải tiến gọng hoàn chỉnh để giữ được kính trên mũi, mặt của người đeo.

Chất liệu tạo nên gọng chủ yếu làm từ da, xương động vật hoặc kim loại. Và rồi tới năm 1730, bác sĩ nhãn khoa Edward Scarlett đã tạo ra chiếc gọng kính nối qua tai tiện lợi - mở ra 1 chân trời mới cho chiếc kính nói chung và kính râm nói riêng.

... và cú đột phá lớn

Bước vào thế kỷ XX, kính râm thực sự có cú bứt phá lớn, thể hiện sức hút của mình khi được bày bán và được mọi người, đặc biệt là ngôi sao điện ảnh Hollywood trưng dụng.

Phì cười trước công dụng thật sự của chiếc kính râm thời xưa - Ảnh 4.

Những người nổi tiếng sẽ đeo kính râm để che giấu mình trước những cái nhìn từ người hâm mộ và tay săn ảnh. Ngoài ra, chiếc kính là trợ thủ đắc lực che chắn ánh sáng chói loá từ phòng thu - nguyên nhân khiến các đôi mắt của ngôi sao đỏ lựng.

Phì cười trước công dụng thật sự của chiếc kính râm thời xưa - Ảnh 5.

Từ đây, kính râm đã trở về đúng vai trò của nó như ở thời hiện đại - bảo vệ mắt chống lại tác hại từ môi trường và có ý nghĩa về mặt thời trang.

Nguồn: Sunwise