Phát hiện hành tinh cực hiếm có 3 "Mặt trời"

Vyka, Theo Trí Thức Trẻ 09:47 08/07/2016

Đến với hành tinh này, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức ánh bình minh và hoàng hôn 3 lần mỗi ngày.

Bạn có cho rằng, vũ trụ bao la tồn tại một hành tinh hư cấu với 2 Mặt trời như hành tinh Tatooine trong Star Wars của tác giả Luke Skywalker?

Nhưng giờ đây, các nhà thiên văn còn phát hiện ra 1 hành tinh với 3 "Mặt trời" cách chúng ta 340 năm ánh sáng từ Trái đất cơ đấy! Và đương nhiên, chúng không giống bất cứ hành tinh nào trên thế giới.

Phát hiện hành tinh cực hiếm có 3 Mặt trời - Ảnh 1.

Hành tinh HD 131399Ab (ngoài cùng bên trái) đang quay quanh một trong 3 ngôi sao chủ của nó

Hành tinh này mang tên HD 131399Ab, được phát hiện bởi một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Arizona ở Tucson. Theo các chuyên gia, nếu di cư đến hành tinh này - bạn sẽ có thể liên tục thưởng thức ánh bình minh và hoàng hôn 3 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào mùa.

Được biết, hành tinh HD 131399Ab khoảng 16 triệu năm tuổi, là một trong những hành tinh trẻ nhất ngoài hệ Mặt trời được phát hiện cho đến nay và là một trong số ít hành tinh có hình ảnh trực tiếp, rõ nét.

Phát hiện hành tinh cực hiếm có 3 Mặt trời - Ảnh 2.

Quỹ đạo của hành tinh HD 131399b (đường màu đỏ) và quỹ đạo của các ngôi sao (đường màu xanh).

Trợ lý thiên văn Daniel Apai và người đứng đầu nghiên cứu Planetary Sciences chia sẻ: "Với nhiệt độ là 580 độ C và nặng khoảng gấp 4 lần sao Mộc (hành tinh khí lớn nhất trong Hệ mặt trời), HD 131399Ab là 1 trong những hành tinh được chụp ảnh trực tiếp với cấu hình động học thú vị như vậy".

Qua quan sát bằng kính thiên văn SPHERE, hành tinh kỳ lạ này quay quanh điểm sáng nhất của ba ngôi sao trên một đường thẳng rất dài và rộng. Cả 3 ngôi sao đều tự quay xung quanh nhau.

Nhóm các nhà thiên văn đã phát hiện hành tinh lạ này khi sử dụng công cụ thiên văn SPHERE đặt tại Đài thiên văn Nam Châu Âu (ESO) ở miền Bắc Chile. Đây là một trong những công cụ thiên văn hiện đại nhất chuyên tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác.

Quang phổ cực lớn của công cụ này rất nhạy với loại ánh sáng hồng ngoại, có khả năng phát hiện dấu hiệu nhiệt của các hành tinh ngoài trong vũ trụ.

Video cho bạn cái nhìn rõ nét hơn khi HD 131399b "chạy nhảy" xung quanh 3 ngôi sao của nó.

Hiện, các chuyên gia đang quan sát sự di chuyển của HD 131399Ab và xác định chính xác quỹ đạo của hành tinh này giữa các ngôi sao chủ của nó.

Mới đây, giới thiên văn học cũng đã phát hiện một số hành tinh có tới 2 mặt trời (hệ sao nhị phân, hệ sao đôi) - mang tên Kepler 1647b. Đây là hành tinh lớn nhất quay quanh một hệ sao đôi - tức là một hành tinh không quay quanh một ngôi sao như thường lệ, mà là quay quanh hai ngôi sao.

Kepler 1647b khoảng 4,4 tỷ năm tuổi, tương đương với tuổi của Trái đất, và mỗi ngôi sao trong hệ này có cùng kích thước với Mặt Trời.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Nguồn: ScienceAlert, Dailymail