Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau

Thúy Hằng Spiderum, Theo Helino 07:00 09/07/2018

Chúng ta vẫn luôn có ấn tượng với hình ảnh một nước Nhật lịch sự với truyền thống tôn sư trọng đạo. Thế nhưng không ít người tự hỏi tại sao người trẻ nước này lại không nhường ghế cho người già trên các phương tiện công cộng?

Một dân tộc luôn đặt văn hóa ứng xử lên hàng đầu

Mỗi một đất nước, một vùng miền lại có văn hoá và cách ứng xử trong cuộc sống thường ngày khác nhau. Văn hoá ứng xử không chỉ thể hiện ý thức của mỗi con người mà còn là đại diện nền văn minh, văn hoá của từng dân tộc.

Văn hóa ứng xử của người Nhật hiện đại phần lớn được cho là đã hình thành từ văn hóa thời kì Edo cho đến cận đại. Đây là thời kì dân cư tứ xứ tụ tập về Edo (Tokyo ngày nay) làm ăn sinh sống. Vì có nhiều người cùng nhau sinh sống trong một không gian chật hẹp nên để cuộc sống suôn sẻ, qua đúc kết mọi người tự đặt ra những qui tắc ngầm trong ứng xử . Nó được gọi chung là Edo shigusa.

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 1.

Cúi chào là một tác phong đặc trưng và không thể thiếu trong văn hóa ứng xử của người Nhật

Trong quá trình phát triển, văn hoá ứng xử ở nơi công cộng của người Nhật cũng có những nét đổi mới, tiếp thu cái mới từ phương Tây, nhưng vẫn duy trì bản sắc và tinh thần vốn có từ thời xa xưa.

Xã hội Nhật Bản hiện đại có một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy trong cuộc sống điều tối kị là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác. Bạn có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng tự do nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những qui tắc đã có. Một trong những quy tắc ứng xử đầu tiên cần phải học khi đến Nhật là giữ trật tự. Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nối nóng. Điều này được cho là xuất phát từ việc Nhật Bản đất chật người đông, việc va chạm hàng ngày khó tránh khỏi nên họ luôn luôn chú ý cách cư xử của bản thân để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Bên cạnh đó, còn vô vàn những quy tắc ứng xử khắt khe khác khiến cả thế giới khâm phục người Nhật vì độ lịch sự của mình như luôn đúng giờ, đứng thành 1 hàng khi đi thang cuốn, không cười đùa nói chuyện điện thoại trên phương tiện công cộng...

Nhiều người già ở Nhật Bản không thích bị nhường ghế trên phương tiện giao thông công cộng

Chúng ta luôn ấn tượng với những nghi lễ mang đậm tính tôn trọng của người Nhật. Tuy vậy, trên các phương tiện giao thông công cộng như tàu cao tốc hoặc xe buýt, bạn cũng sẽ không khó để thấy những người trẻ ngồi trên ghế trong khi có một số người già đứng. Điều này sẽ dẫn bạn đến nghi ngờ tại sao những người tôn trọng và lịch sự ấy lại không nhường ghế của họ cho những người lớn tuổi hơn?

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 2.

Hình ảnh thường ngày ở Nhật Bản

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 3.

Tại sao người trẻ Nhật Bản không nhường ghế cho người già?

Ở hầu hết các quốc gia, sự tôn trọng và ưu tiên dành cho người cao tuổi là dấu hiệu cho việc đối nhân xử thế tốt của giới trẻ. Tuy nhiên, khi trò chuyện với người già ở Nhật, bạn sẽ nhận ra đó không chỉ dừng lại ở phép lịch sự mà còn ở cách xử lí những kĩ năng xã hội.

Trong một năm rưỡi ở Nhật Bản, tôi thường dành rất nhiều thời gian trò chuyện với người cao tuổi trong khi chờ xe buýt. Tôi nhận ra rằng người cao tuổi Nhật Bản cũng rất cởi mở và thân thiện. Tôi hỏi hàng xóm của tôi (một người phụ nữ đã có tuổi và cũng là chủ nhà của tôi) về những gì tôi thấy khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Bà giải thích rằng bất cứ khi nào bà lên xe và ai đó mời bà ngồi, bà sẽ nghĩ là: “Tôi đã già đến mức phải cần một chàng trai trẻ ưu tiên chỗ ngồi cho mình rồi sao?”. Điều này ám chỉ việc tôi đang già đi! 

Ngoài ra, bà còn chắc chắn rằng có rất nhiều người khác cũng có suy nghĩ giống mình. Bản thân tôi đã từng vô cùng lúng túng khi tôi chủ động nhường ghế cho một người người già và các cháu của bà trên xe buýt. Kết quả là, dù bà ấy có nói lời cảm ơn với tôi nhiều thế nào đi chăng nữa, bà ấy vẫn nhất quyết không ngồi.

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 4.

Người già Nhật Bản sẽ có suy nghĩ rằng mình đang bị già đi và gây ra rắc rối cho người khác khi có lời mời nhường ghế từ người trẻ

Gần đây, một người bạn Nhật Bản nói với tôi: "Ngay cả khi bạn có thiện chí nhường chỗ ngồi của mình, điều đó không có nghĩa là người khác phải chấp nhận lời đề nghị của bạn". Có một số người sợ rằng họ sẽ gây ra cho bạn "sự bất tiện hoặc rắc rối" hay đơn giản là "không muốn nhận sự thương hại của bạn". Thực tế, Nhật Bản là một đất nước có dân số người cao tuổi ngày càng tăng nên quan điểm của họ cho sự ưu tiên đối với "người cao tuổi" sẽ khác với hầu hết các nước châu Á trong khu vực.

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 5.

Nhật Bản là một đất nước có dân số người cao tuổi ngày càng tăng nên quan điểm của họ cho sự ưu tiên đối với "người cao tuổi" sẽ khác với hầu hết các nước châu Á trong khu vực

Với những người Nhật không muốn bị coi là "già" hay "gây rắc rối cho người khác", nếu như bạn khăng khăng nhường ghế cho họ thì điều tốt nhất để làm là bạn hãy giả vờ rằng bạn chuẩn bị xuống xe buýt ở trạm dừng kế tiếp. Chỉ cần đứng lên và đi về phía lối ra xe buýt hoặc đến một cabin khác (nếu bạn đang ở trên tàu). Hoặc chỉ cần đứng lên và rời khỏi chỗ, nếu mọi người thấy chỗ đó trống và họ sẵn sàng ngồi xuống.

Nước Nhật rất lịch sự nhưng người trẻ ít khi nhường ghế cho người già và lí do đặc biệt phía sau - Ảnh 6.

Bạn nên khéo léo với người già trên phương tiện công cộng

Nguồn http: jpninfo