Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: "Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua"

Hà Nam, Theo Trí Thức Trẻ 13:39 05/11/2017

"Từ ông chủ giờ tôi mất sạch rồi. Đau lòng quá, tôi cứ tưởng đêm qua mình không sống sót nổi rồi chứ. Chưa bao giờ tôi thấy bão to như vậy…", anh Lanh - trú xã Vạn Ninh (Khánh Hòa) thất thần chia sẻ sau khi cơn bão số 12 càn quét.

Nửa đêm ôm con chạy trốn cơn bão lịch sử

Cơn bão số 12 đã qua đi, nhưng những thiệt hại mà nó để lại khiến người dân tỉnh Khánh Hòa phải giật mình sợ hãi. Hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập, cột điện và cây cối gãy đổ la liệt khắp nơi… là những hình ảnh chua xót ở nơi tâm bão càn quét. Nhiều người dân bỗng chốc lâm vào cảnh "màn trời, chiếu đất". 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 1.

Những căn nhà ở huyện Vạn Ninh chỉ còn lại đống đổ nát sau cơn bão con Voi.

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 2.

Ngôi nhà của chị Phạm Thị Ngọc Hà, trú xã Vạn Hưng bị cơn bão số 12 đánh sập.

Khoảng 3 giờ sáng 4/11, tâm bão số 12 (bão con Voi) đã hướng thẳng vào Nha Trang – Khánh Hòa. Dù đã được cảnh báo, chủ động ứng phó nhưng người dân nơi đây vẫn không khỏi bàng hoàng trước sức mạnh chưa từng thấy trong lịch sử. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 3.

Toàn bộ phần mái nhà của người dân bị gió bão thổi bay

Những tiếng rít của gió mỗi lúc càng lớn khiến những mái nhà bỗng chốc bị thổi bay. Giữa màn đêm điện bị cúp, chị Phạm Thị Hà (trú xã Vạn Hưng) cùng chồng ôm con nhỏ tháo chạy khỏi ngôi nhà bị sập. Thế nhưng, khi vừa ra sân, nhìn qua những ngôi nhà bên cạnh, chị kinh hoàng nhận ra, hàng xóm cũng đang lâm vào cảnh ngộ đầy chua xót như mình. 

"Ngồi trong nhà, vợ chồng tôi ôm con nhỏ cầu trời, khấn phật cho cơn bão nhanh qua. Rồi bất ngờ nghe gió hú lên một tiếng to, rồi căn nhà của tôi bất ngờ đổ sập xuống. Lần đầu tiên tôi thấy bão kinh hoàng như vậy. Giờ mất sạch thật rồi, chẳng còn gì cả, may mà vợ chồng tôi ôm con nhỏ chạy kịp…", chị Hà nghẹn ngào. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 4.

Cảnh tượng làng xóm bị tàn phá nặng nề, khung cảnh ngổn ngang với nhiều nhà sập đổ hoàn toàn.

Đang lúi húi lợp lại mái tôn cho căn nhà cấp bốn của gia đình để có chỗ "chui ra chui vào", ông Nguyễn Văn Lực (54 tuổi, trú thị xã Ninh Hòa) cho biết, lần đầu tiên trong cuộc đời, ông chứng kiến một cơn bão lớn như vây. Dù trước đó, ông và con trai đã chằng chống ngôi nhà rất kiên cố nhưng chỉ chưa đầy một giờ sau khi cơn bão đổ bộ vào, mái nhà của ông đã "không cánh mà bay". 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 5.

Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập khiến các gia đình sống trong cảnh "màn trời chiếu đất"

"Khổ quá chú ơi, tích góp mấy chục năm mới làm được căn nhà nhỏ, vậy mà giờ thì xem như trắng tay rồi. Nhà sập, đồ đạc bị hư hại hết cả, chắc sắp tới không có tiền, tôi phải mua tấm bạt về để lợp tạm để có chỗ "chui ra chui vào" trong mùa mưa sắp tới…", ông Lực bùi ngùi. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 6.

Chị Liên rơi nước mắt khi chứng kiến toàn bộ tài sản bao nhiêu năm gây dựng bị bão tàn phá.

Chị Đặng Thị Liên, thôn Lạc An (xã Ninh Thọ, huyện Ninh Hòa) cho biết, gia đình đã chuẩn bị khá kĩ để đề phòng cơn bão số 12 nhưng khi bão vừa bắt đầu đổ bộ có gió giật mạnh, âm thanh ầm ầm dữ tợn, nhiều người trong gia đình chị Liên bất ngờ.

"Chỉ vài phút sau đó, mái nhà tôi đã bị cuốn bay đi đâu, cả nhà phải cắn răng chịu cảnh màn trời chiếu đất và mưa to chờ bão đi qua. Đến sáng tôi mới tìm thấy mái nhà bị gió cuốn nằm cách nhà hơn 20m. Tôi đã ở đây hơn 20 năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh mưa bão đáng sợ thế này", chị Liên nói.

"Tôi nghe tiếng chồng mình hét lên trong điện thoại rồi im bặt"

Trong những địa phương mà cơn bão con Voi càn quét qua thì có lẽ Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) là huyện gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Mưa bão đã làm 3 người chết, 5 người bị thương. Hơn 25.000 căn nhà bị tốc mái; hơn 20 căn nhà bị sập hoàn toàn, nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước; bờ biển Vạn Giã hoang tàn, xói lở, ngập trong rác thải, hơn 1.900 ha hoa màu, lúa bị ngập nước, hư hỏng hoàn toàn. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 7.

Người dân nơi đây vẫn không khỏi bàng hoàng trước sức mạnh chưa từng thấy trong lịch sử.

Ngoài ra mưa to gió lớn cũng đã làm tháp truyền hình của Đài Truyền thanh Truyền hình huyện Vạn Ninh bị ngã đè sập một phần 2 căn nhà của người dân thị trấn Vạn Giã. Hiện có 7 khu dân cư tại 4 xã trong huyện bị chia cắt hoàn toàn, nước ngập người dân không thể đi ra khỏi các điểm này. 

Đặc biệt, hơn 12.400 lồng bè nuôi trồng thủy hải sản bị sóng đánh vỡ, ước thiệt hại hàng trăm tấn thủy sản với số tiền hàng trăm tỷ đồng; hơn 900 tàu thuyền của ngư dân bị hư hại. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 8.

Nhiều đồ đạc, vật dụng trong gia đình của người dân xếp la liệt ven đường sau khi cơn bão số 12 quét qua

"Vừa khóc, vừa cười" sau cơn bão Damrey, chị Hồ Thị Thu Loan, trú thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) chia sẻ, khuya 4/11, chị nhận điện thoại của chồng đang canh giữ các lồng bè nuôi trồng ở ngoài đảo giữa vịnh Vân Phong thông báo bão đang vào với sức gió rất lớn và sợ sẽ không chống trụ nổi. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 9.

Một ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn

"Đang nói chuyện bỗng nghe ầm một cái, sau đó tôi nghe chồng tôi la lên "thôi chết rồi" rồi bỗng im bặt. Sau đó thì tôi điện thoại lại mãi nhưng chồng không nghe máy làm tôi lo sáng đêm vì cứ nghĩ là ổng chết rồi. Sáng nay thấy ổng nhắn lại với mấy người vào bờ là đêm qua bão đánh vỡ hết các lồng bè hải sản rồi. Dù mất sạch vốn liếng nhưng còn người là tốt rồi…", chị Loan mếu máo nói. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 10.

Nhiều người dân không khỏi bàng hoàng bởi chỉ sau 1 đêm toàn bộ tài sản nhà cửa đều bị tàn phá

Cùng chung cảnh ngộ giống gia đình chị Loan, anh Nguyễn Văn Lanh từ "triệu phú" bỗng chốc lâm vào cảnh nợ nần chồng chất chỉ sau một đêm. Toàn bộ 5 miệng ăn trong gia đình anh đều phụ thuộc vào mấy lồng bè nuôi trồng hải sản. 

Nước mắt người dân Khánh Hòa sau cơn bão số 12: Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh tượng đáng sợ thế này trong 20 năm qua - Ảnh 11.

Sau khi bão tan, người dân Khánh Hoà bắt tay dọn dẹp, thu dọn đống đổ nát để ổn định cuộc sống

Trước khi bão vào, dù đã được chính quyền địa phương cảnh báo, nhưng vì tiếc của nên anh vẫn bám trụ lại trên biển để giữ số hải sản này. Thế nhưng, do sức gió quá lớn, toàn bộ 6 lồng bè nhà anh đều bị bão làm lật úp, lỗ vốn hàng trăm triệu đồng… 

"Từ ông chủ giờ tôi mất sạch rồi, lại nợ  mấy chục triệu tiền thức ăn chưa trả nữa chứ. Đau lòng quá, cũng may mà còn sống, tôi cứ tưởng đêm qua mình không sống sót nổi rồi chứ. Chưa bao giờ tôi thấy bão to như vậy…", anh Lanh chia sẻ. 

Theo ban Chỉ huy PCTT-TKCN thị xã Ninh Hòa cho biết, cơn bão số 12 đã để lại hậu quả nặng nề đối với địa phương. Tuy vậy điều họ lo lắng là sau bão, dự báo sẽ có một đợt mưa rất lớn, khả năng ngập lụt nặng nề.

Bão mạnh rồi đến lũ lớn sẽ là thảm họa kép. Hiện nay nước trên sông Dinh tại Ninh Hòa 5,94m, trên BĐ3 0,44m, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt nếu trời tiếp tục mưa.

Dự báo, trong hôm nay (ngày 5/11), lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và nam Tây Nguyên tiếp tục lên nhanh; các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa và khu vực bắc Tây Nguyên còn ở mức cao dẫn đến nguy cơ lớn xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp tại các tỉnh trên.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày