Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 26/12/2017

Có người nói, đến Đà Lạt mà chưa vào chợ thì chưa gọi là đến Đà Lạt. Không chỉ là biểu tượng du lịch của thành phố, chợ Đà Lạt còn là nơi tập trung nông sản của cả vùng.

Những củ khoai tây béo tròn, những cái bắp cải nõn nà hay những quả cà chua căng mọng… Đã bao giờ bạn thắc mắc, hành trình của những món nông sản tươi ngon ấy như thế nào?

Lăn bánh khỏi trung tâm thành phố, xuôi theo ngoại thành Đà Lạt tìm đến Đơn Dương, bạn sẽ được ngắm nhìn những thửa ruộng nông sản bạt ngàn, sẽ lắng nghe những mẩu chuyện nho nhỏ, đời thường của người nông dân nơi đây để hiểu rằng mỗi củ khoai, mỗi quả cà chua, mỗi bó rau trên tay đã đi qua hành trình chẳng mấy dễ dàng.

Chặng đường của nông sản – đơn giản nhưng chưa hề dễ dàng

Nông sản bắt đầu cuộc đời của mình từ những hạt mầm, rồi lớn lên, được thu hoạch và cập chợ. Thoạt nghe thì đơn giản, nhưng đằng sau đó là cả hành trình dài của người nông dân, là mồ hôi, công sức, là nỗi nhọc lòng xen lẫn niềm hy vọng và mong chờ của họ vào “những đứa con” đang lớn dần mỗi ngày. Nếu đo bằng con số, hành trình của nông sản sẽ dừng lại ở một tháng, hai tháng hay 30, 90 ngày. Nếu đo bằng tinh thần, hành trình ấy có lẽ vẫn đang tiếp tục và mang theo những tâm tư của người nông dân đi hết vụ mùa này đến vụ mùa khác.

Dù ở thước đo nào, nông sản vẫn mang những giá trị riêng biệt. Đằng sau mỗi sản phẩm nông sản luôn “cất giữ” những câu chuyện nho nhỏ của người nông dân trên vùng đất cao nguyên Đơn Dương, Lâm Đồng.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 2.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 3.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 4.

Với người nông dân, nông sản không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là cả cuộc sống của họ.

Gắn bó với nông sản càng lâu, người nông dân càng dành nhiều hơn tình cảm cho nó. Nông sản không còn đơn thuần là món hàng để trao đổi, để mưu sinh mà trở thành những “đứa con” của họ. Nông sản khỏe mạnh, người nông dân vui mừng. Nông sản chịu sâu bệnh, mưa bão tấn công, người nông dân lo lắng. Mấy mươi ngày nhọc lòng trên ruộng, người nông dân đã có thể mỉm cười nhìn những “đứa con” theo từng chuyến xe mà ra chợ và đến tay người dùng. Chính những điều đó đã tiếp thêm cho họ niềm tin và hy vọng vào chặng đường của mình, biến mọi vất vả, mọi trăn trở, nhọc nhằn thành một điều giản đơn, hiển nhiên như vốn có.

10 năm mở đất, trồng khoai trên cao nguyên

Trên chặng đường dài đằng đẵng ấy, người nông dân ở Đơn Dương không hề đơn độc. Luôn thầm lặng đồng hành với họ chính là các kỹ sư nông học của PepsiCo. Bằng kiến thức, vốn hiểu biết và sự kiên định với con đường phát triển nông nghiệp, những chuyên gia này đã góp phần biến vùng đất Đơn Dương lạc hậu trong canh tác, kỹ thuật của 10 năm trước trở thành một trong những nông trại khoai tây lớn nhất nhì cả nước hiện nay.

Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên

Các kỹ sư nông học trên chuyến hành trình mang khoai tây lên đất cao nguyên và chiến thắng niềm tin của người nông dân.

Năm 2008, PepsiCo giới thiệu sản phẩm snack khoai tây tươi POCA – một dòng sản phẩm hoàn toàn mới nhưng cùng nhãn hiệu Poca đang được người tiêu dùng ưa thích. Một năm trước đó, họ công bố dự án trồng khoai tây sạch tại Đơn Dương, Lâm Đồng, trị giá tới 30 triệu đô la. Và đây chính là cột mốc đáng nhớ đối với người nông dân nơi đây, hay có thể nói rằng, đây là khởi nguồn của một hành trình nông sản mới, hiện đại hơn, năng suất hơn và bội thu hơn.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 6.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 7.

Đã có biết bao đêm đêm không ngủ, bao ngày làm việc quần quật 12 tiếng trên đồng, bao chuyến đi ngược xuôi Đà Lạt – Đơn Dương khi trời còn chưa sáng. Cứ thế, các kỹ sư của PepsiCo từng ngày hoàn thiện giấc mơ về trang trại khoai tây trên mảnh đất cao nguyên này.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 8.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 9.

Kỹ sư nông học luôn dành thời gian trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cùng nông dân.

Từng mầm khoai gieo xuống là gieo vào lòng nhau những niềm tin. Chỉ có niềm tin mới đủ sức gắn kết, mới đủ giữ nhau ở lại suốt một thập kỷ qua. 10 năm đồng hành là 10 năm các kỹ sư nông học và những nông dân cùng nhau đi qua nắng, mưa, gió, bão, đi qua những khắc nghiệt của vùng đất cao nguyên, đi qua bao cái thở dài tiếc nuối cho những vụ mùa thất bại để rồi học cách vui mừng cho những mùa bội thu.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 10.

Nông sản đơn giản là “ngon” và những chuyện bây giờ mới kể - Ảnh 11.

10 năm có lẽ chỉ là con số nhỏ trong một chặng đường dài. Hẳn sẽ còn nhiều hơn nữa những lần 10 năm ấy để những kỹ sư nông học của PepsiCo tiếp tục đồng hành cùng nông dân, mang đến những sọt khoai mập mạp, để làm ra những lát snack POCA vàng rụm, giòn tan được các bạn học sinh lén lút bốc trộm trong giờ học, được giới trẻ truyền tay nhau trong những cuộc vui, hay được giới văn phòng cầu cứu mỗi khi đói bụng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày