Nói một đàng - làm một nẻo, đế chế Disney đang "lừa" khán giả?

CHÚ BÉ LƯỢM BỌC, Theo Helino 09:00 17/03/2019

Với việc thuê lại James Gunn cầm trịch "Guardians of the Galaxy Vol. 3", Disney dường như đang trở thành một "đế chế" phản diện như trong chính các bộ phim của hãng.

Không ngoa khi nói rằng tuổi thơ của hàng triệu trẻ em trên thế giới gắn liền với hình ảnh tòa lâu đài cùng cầu vòng của Disney. Từ một hãng phim chuyên sản xuất hoạt hình, Disney dần thâu tóm hàng loạt thương hiệu và trở thành "đế chế" điện ảnh hùng mạnh nhất hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng là lúc "nhà Chuột" dần biến hình từ tòa lâu đài đáng yêu năm nào thành The Empire tàn bạo trong chính loạt phim Star Wars của họ.

1. Dùng yếu tố chủng tộc để tranh Oscar nhưng... quên nữ diễn viên da màu

Hẳn ai cũng còn nhớ lễ trao giải Oscar ngày 25/02 vừa qua với dư âm còn sót lại từ cái tên Black Panther. Tác phẩm bất ngờ gây chấn động vào nằm 2018 khi là phim siêu anh hùng đầu tiên có dàn diễn viên toàn là da màu. Dĩ nhiên, Black Panther cũng gặp phải vô số chỉ trích của các thành phần quá khích nhưng nội dung chống phân biệt chủng tộc lại được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Nói một đàng làm một nẻo, đế chế Disney đang lừa khán giả? - Ảnh 1.

Disney đưa "Black Panther" đi tranh giải Oscar.

Bộ phim nhận được điểm số cao chót vót cùng doanh thu khủng lên tới hơn 1,3 tỉ USD, trong hơn một nửa tới từ thị trường Bắc Mỹ. Disney không bỏ qua cơ hội "ngàn năm có một này" để thực hiện chiến dịch vận động hành lang đưa Black Panther đến đường đua Oscar danh giá.

Cuối cùng, bom tấn Marvel trở thành phim siêu anh hùng đầu tiên được đề cử ở hạng mục Phim xuất sắc. Có lẽ, yếu tố chống phân biệt chủng tộc trong bối cảnh nước Mỹ rối ren như hiện nay chính là lí do giúp Black Panther sánh ngang với Green Book hay BlacKkKlansman dù nội dung bị xem là nhạt nhẽo.

Nhưng lại quên tên Danai Gurira trên tấm poster

Đề cao vấn đề sắc tộc trong phim là thế nhưng poster của Avengers: Endgame mới ra gần đây lại trót... quên tên của Danai Gurira dù hình ảnh của Okoye có xuất hiện. Thật trùng hợp khi cô là nữ diễn viên da màu duy nhất trong dàn cast và cũng là cái tên duy nhất từ Black Panther trên poster.

Một hãng phim lớn như Disney sẽ chẳng có chuyện "lỡ quên" mà hẳn phải thể hiện ý đồ gì đó. Đặc biệt là với một phim đình đám nhất năm cùng nhân vật đặc biệt như Okoye. Vậy cái thông điệp chống phân biệt chủng tộc mà hãng rao giảng và đem đi tranh giải có thật sự ý nghĩa hay chỉ là chiêu bài truyền thông?

2. Captain Marvel - đi riêng thì nữ quyền nhưng gặp nhau hóa "bánh bèo"?

Marvel mở màn năm 2018 với bom tấn chống phân biệt chủng tộc còn 2019 thì chuyển sang nữ quyền - những từ khóa rất hot trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Captain Marvel lại bị chỉ trích xây dựng bởi việc xây dựng Carol Danvers (Brie Larson) tiêu cực đến mức ganh đua với đàn ông trong mọi mặt thay vì tự khẳng định thế mạnh bản thân.

Nói một đàng làm một nẻo, đế chế Disney đang lừa khán giả? - Ảnh 3.

Phim biến cô nàng thành một nhân vật có phần khó ưa với thái độ bất cần. Kết hợp với những phát ngôn có phần "thù địch" với đàn ông của nữ chính Brie Larson, chẳng trách sao bộ phim nhận phải vô số chỉ trích. Tuy nhiên, đó là cách thể hiện nữ quyền của Disney và khán giả có quyền thích hoặc không.

Thế nhưng, thật khó hiểu khi một Carol trong phim riêng không hề quan tâm đến nữ tính hay các định kiến xã hội cho phụ nữ trở phần phim riêng lại trang điểm cực đậm khi góp mặt trong Avengers: Endgame. Cuối cùng, Marvel đã đập nát toàn bộ những gì xây dựng trước đó để biến cô nàng thành một "bánh bèo" không khác các nữ nhân vật khác. Vậy rốt cuộc yếu tố nữ quyền trong mắt Disney khác gì yếu tố câu khách?

Nói một đàng làm một nẻo, đế chế Disney đang lừa khán giả? - Ảnh 4.

Trở nên "bánh bèo" trong phim chung.

3. Đuổi xong lại thuê lại James Gunn

Vào tháng 07/2018, fan "đào một" một loạt dòng tweet cũ của James Gunn về đề tài ấu dâm và cưỡng hiếp với thái độ vui đùa, cợt nhả. Ngay lập tức, chủ tịch Disney Alan Horn tuyên bố sa thải vị đạo diễn này:" Thái độ và những tuyên ngôn xúc phạm của James Gunn là không thể bào chữa và không phù hợp với giá trị của studio chúng tôi. Vì vậy chúng tôi quyết định chấm dứt hợp đồng với anh ấy."

Nói một đàng làm một nẻo, đế chế Disney đang lừa khán giả? - Ảnh 5.

Những dòng Tweet khiến James Gunn bị đuổi.

Hành động này kể cũng đúng khi Disney được xây dựng nên từ nên tảng gia đình và trẻ em. Dù James Gunn chỉ làm phim siêu anh hùng thì những phát ngôn của anh chắc chắn chẳng phù hợp với giá trị của hãng dù kịch bản Guardians of the Galaxy Vol. 3 đã hoàn tất. Dĩ nhiên, nhiều ngôi sao của thương hiệu đều lên tiếng phản đối nhưng sao sánh bằng uy tín của "ông lớn" này?

Ấy vậy mà mới tối 15/03 thôi, cũng chính Alan Horn lại quyết định thuê lại James Gunn dù anh đã kí hợp đồng làm Suicide Squad 2 cùng Warner Bros. Hành động đúng về mặt kinh tế khi 2 phần Guardians of the Galaxy trước đó đã mang về cho Marvel gần 1,6 tỉ USD nhưng hoàn toàn sai khi xét về đạo đức.

Nói một đàng làm một nẻo, đế chế Disney đang lừa khán giả? - Ảnh 6.

Rồi Disney lại thuê lại vị đạo diễn như chưa có gì xảy ra?

Phải chăng Disney chỉ "lừa" người hâm mộ khi giả vờ tuyên bố đuổi James Gunn để trấn an dư luận tức thời. Giờ đây, khi mọi người đã quên đi thì hãng lại gọi về như "chưa hề có cuộc chia li". Vậy những lời tuyên bố về "giá trị của studio" trước đó thì sao? Hành động này dường như đạp đổ hoàn toàn những gì "nhà Chuột" đã xây dựng suốt bao năm qua. Họ đuổi James Gunn để phủi bỏ trách nhiệm rồi cuối cùng lại nuốt lời để huề cả làng.

Hay thật sự giá trị của hãng lại được xây dựng từ những lời nói sáo rỗng và hành động trước sau bất nhất? Chủng tộc, nữ quyền rồi đến nền tảng gia đình và trẻ em, cái nào mới là thứ được Disney coi trọng đây?