Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC

Nam Thanh, Theo Helino 15:06 02/02/2018

Dưới đây là trọn vẹn bài viết của BBC về câu chuyện buồn của những bé gái trở thành nạn nhân của nạn buôn người nơi địa đầu Tổ quốc, cùng với đó là những thước ảnh đẹp đến nao lòng khiến không ai có thể lướt qua mà không dừng lại cùng ít nhiều suy nghĩ.

Ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nhiều cô gái trẻ tuổi đang dần biến mất. Những thiếu nữ này, hầu hết chỉ vào khoảng 13 tuổi, là nạn nhân của nạn buôn người qua biên giới. Họ bị bắt cóc và đưa đến Trung Quốc cho những cuộc hôn nhân dàn xếp - những kẻ sẵn sàng bỏ tiền để dàn xếp một cuộc hôn nhân ép buộc và phi nhân tính.

Theo Tổ chức Plan International về quyền trẻ em, kiểu hôn nhân cưỡng bức này đã từ từ phát triển một cách đều đặn trong suốt thập kỷ qua. Một điểm nữa khiến hủ tục này trở nên trầm trọng hơn, đó là chính sách sinh một con ở Trung Quốc khiến nhiều gia đình ưu tiên giới tính nam, gây ra mất cân bằng nam - nữ trong xã hội Trung Quốc. Chính điều này đã gián tiếp khiến những người đàn ông Trung Quốc có tiền tìm cách cưới phụ nữ Việt Nam vì không thể tìm được vợ bản địa.

Nhiếp ảnh gia Vincent Tremeau đã tới Việt Nam cùng với Kirsty Cameron của tổ chức Plan International để gặp các gia đình ở một ngôi làng xa xôi, nơi hàng năm vẫn có nhiều trẻ em bị bắt đưa đi lấy chồng Trung Quốc.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 1.

Màu ảnh ảm đạm, tăm tối như tương lai của những bé gái này vậy.

Bà Do, 56 tuổi, đang sống những ngày cuối đời với căn bệnh đã đi tới giai đoạn nguy hiểm nhất. Mong ước duy nhất của bà là được nhìn thấy cô con gái tên Mi một lần nữa trước khi chết. Tuy nhiên, Mi, cho tới giờ phút này, đã mất tích được 2 năm.

Cô gái nhỏ tên Mi đang đi buôn trên chợ phiên vào chính cái ngày bị bắt cóc. Tất cả những gì mà bà Do và gia đình biết được là, cô gái đã bị hai người đàn ông theo đuôi kể từ khi rời khỏi gian hàng trên phố. Gia đình sau đó cũng lần theo dấu vết của Mi tới tận Hà Giang, để rồi sau đó nhận ra họ đã hoàn toàn mất dấu con gái. Nhiều người địa phương cho rằng Mi đã bị bán sang Trung Quốc làm vợ người ta mất rồi.

Giờ đây, hình bóng của Mi chỉ còn vất vưởng lại ở căn nhà này qua những tấm ảnh treo tường cũ kỹ đã xỉn màu thời gian.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 2.

Với bà Do mà nói, đây là tất cả những gì gợi nhớ cho bà về máu mủ ruột rà của mình - giờ đây chẳng rõ mệnh hệ, sống chết ra sao.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 3.

Người đàn bà gầy gò, ốm yếu, cùng lúc mang trong người trọng bệnh giai đoạn cuối và ước mơ cháy bỏng được gặp lại con gái, dù chỉ một lần.

Kể từ khi Mi bị bắt cóc, ngôi làng hẻo lánh này đã có thêm 3 cô gái bị bắt cóc sang Trung Quốc. Cái trấn núi con con chỉ nhõn 50 mạng người, thế nên sự ra đi của bất cứ ai cũng là một chấn động, càng buồn hơn nữa là những người dân bản ngơ ngác ấy không có cách nào để tìm lại thân nhân của mình.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 4.

Bàn tay của một cô gái trẻ vùng núi đã sớm nhuốm màu lao động.

Giống như con nhím cuộn tròn trước hiểm nguy, sau khi Mi bị mất tích, gia đình của cô trở nên cảnh giác hơn bao giờ hết. Chị dâu của Mi đã không còn để cho bất kỳ thành viên nữ nào trong gia đình ra khỏi làng, bản thân chị cũng chỉ đi chợ nếu có chồng hộ tống. Chị luôn canh cánh trong lòng nỗi lo, làm sao để bảo vệ an toàn cho những đứa con gái của mình trong tương lai.

Thứ đang phủ nặng lên gia đình Mi có tên gọi là "Sự mất mát mơ hồ" - một thuật ngữ do nhà tâm lý học Pauline Boss đặt ra, mô tả cảm giác đau đớn khôn nguôi của những người bị ảnh hưởng từ sự chờ đợi vô tận và mong mỏi đằng đẵng một người có thể sẽ chẳng bao giờ trở về nữa.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 5.

Bên bếp lửa một gia đình người vùng cao ở Việt Nam.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 6.

Một cô bé xinh xắn đang ngồi phụ giúp mẹ việc nhà.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 7.

Cuộc sống của người Việt Nam tại những làng bản xa xôi này đặc biệt khó khăn về nhiều mặt.

Chiêu thường thấy của những kẻ buôn người là tiếp cận với các cô gái vùng cao ngây thơ, thiếu hiểu biết, sau đó chiếm lấy lòng tin của họ. Với tư cách là người bạn mới, đôi khi là bạn trai, chúng sẽ nói với các cô gái này rằng, ở Trung Quốc có công ăn việc làm lương cao, sẽ giúp đổi đời. Với niềm tin mơ hồ về cỏ sẽ xanh hơn bên kia hàng rào, nhiều cô gái sẵn sàng ra đi với hy vọng giúp đỡ gia đình mà chẳng hay biết mình đã bị lừa.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 8.

Bóng ma bắt cóc, lừa đảo và buôn người phủ nặng lên vai những đứa trẻ, những người phụ nữ yếu đuối và ngây thơ này.

Nỗi lòng của những phụ nữ mất con gái nơi vùng núi phía bắc: Tổ quốc đẹp và buồn đến nao lòng trên tạp chí BBC - Ảnh 9.

Các số liệu của chính phủ cho biết có khoảng 300 trường hợp buôn bán người qua biên giới chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017, trong khi Đường dây hỗ trợ trẻ em đã nhận được gần 8.000 cuộc gọi liên quan tới buôn bán người trong ba năm vừa qua.

Tổ chức Plan International hiện đang làm việc tại các trường học và cộng đồng ở tỉnh Hà Giang để đảm bảo rằng các cô gái sẽ đặc biệt nhận thức được nguy cơ của nạn buôn người; đồng thời mong rằng các cơ quan địa phương sẽ thúc đẩy tìm kiếm những cô gái mất tích và đưa họ về với gia đình, đồng thời đưa những kẻ buôn người ra trước ánh sáng pháp luật.

(theo BBC)