Những người mang... “hồn cáp”

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 02/08/2019

Đằng sau công trình kỷ lục cáp treo Fansipan là những con người đã trót mang "hồn cáp".

Bị vợ dọa bỏ... vì "mê cáp"

Cuối năm 2013, ngay sau khi giấy phép xây dựng tuyến cáp treo Fansipan chính thức có hiệu lực, hơn 300 cán bộ, kỹ sư bắt đầu hành trình hành quân vào lòng núi mẹ để hiện thực hóa giấc mơ bắc cáp lên đỉnh trời của mình.

Năm đó, tại Đà Nẵng, Võ Hoài Quốc đang... thất nghiệp và chỉ dám thuê cho vợ mới sinh một căn phòng nhỏ xíu ven đô. "Đúng lúc chưa biết xoay sở ra sao thì tôi đọc được thông báo tuyển dụng làm cáp Fansipan", Quốc nhớ lại. Anh quyết định để vợ con lại Đà Nẵng, khoác balô ra Bắc, nhận nhiệm vụ khảo sát, trắc đạc cho tuyến cáp treo 3 dây đầu tiên ở Việt Nam. Đó là đầu năm 2014.

Những người mang... “hồn cáp” - Ảnh 1.

"Ngày đầu tiên, đoàn chúng tôi gồm 5 người bắt đầu đi từ Sín Chải hướng lên phía đỉnh 3.143m. Ai cũng nóng lòng, háo hức. Nhưng chỉ sau vài giờ, đã có 2 người không đủ thể lực leo núi, vượt dốc nên đã bỏ về và xin... nghỉ hẳn", Quốc kể.

Khốc liệt là cách hình dung chính xác nhất cho giai đoạn đầu tiên "vạch đường, mở lối" định tuyến xây cáp treo. Lương thực thiếu thốn. Điều kiện làm việc "như thời chiến" vì không thể đưa máy móc lớn vào sâu trong rừng. Thời tiết Fansipan chỉ có thể mô tả bằng một từ: "khắc nghiệt". Các công đoạn trắc địa, đo đạc và cả thi công sau này đều chỉ được thực hiện bằng những đôi tay trần.

Những người mang... “hồn cáp” - Ảnh 2.

Khó khăn, nhưng chưa bao giờ Quốc nghĩ tới việc bỏ về. Những lúc mệt mỏi nhất, hình ảnh đứa con mới lọt lòng đang ọ ọe khóc bên mẹ lại ùa về trong đầu ông bố trẻ. Người đàn ông 29 tuổi chỉ còn biết lao vào làm.

Quốc bảo: Tuyến cáp này là nhân chứng cho đủ thứ buồn vui, hạnh phúc của anh trong suốt 2 năm gắn bó.

- "Trong điện thoại của tôi, anh có tin là toàn tin nhắn bà xã đòi ly dị với chia tay không?," Quốc bất ngờ hỏi.

- Sao lại ly dị?

- "Thì anh bảo, chồng đi xa thế. Con cái vừa mới đẻ ra, cô ấy ở nhà chăm một mình, ai lại không tủi. Không kể nhiều lúc nhà có việc, chồng lại "mất dấu" không sao liên lạc được. Phụ nữ họ cả nghĩ lắm", Quốc kể.

Những lúc như thế, gã kỹ sư "người rừng" chỉ biết động viên rồi gửi cho vợ những bức ảnh mình đang đứng giữa công trường ngập tuyết trắng hay đang chênh vênh trên trụ thép, mặt mũi lấm lem.

Những người mang... “hồn cáp” - Ảnh 3.

"Bà xã nhìn thấy y như rằng lại bật khóc và... không đòi ly dị nữa," Quốc cười xòa, tiếng cười nhẹ bẫng như một vầng mây lãng đãng trên đỉnh Fansipan ngày nắng đẹp.

"Bố già" dựng cáp trên đỉnh Fansipan

Nếu như Võ Hoài Quốc đại diện cho những kỹ sư trẻ muốn "thách thức cực hạn" của bản thân mình với Fansipan thì lão công nhân già Trần Tịnh lại là biểu tượng cho thứ tình yêu thủy chung, vững bền với cáp. Những người gắn bó với cáp Fansipan vẫn thường gọi ông trìu mến: bố Tịnh.

Năm 2014, ông Tịnh "nhận lệnh" tăng cường khẩn cấp cho Sa Pa để xây dựng tuyến cáp 3 dây đầu tiên. Khi đó, lão công nhân "già nhất" trên đỉnh Fansipan đã 58 tuổi.

Những người mang... “hồn cáp” - Ảnh 4.

Dù không xa lạ với việc leo rừng, vượt núi, nhưng những ngày đầu tiên mở lối lên Fansipan, ông vẫn phải... thở ra bằng tai vì mức độ khốc liệt của rừng Hoàng Liên.

"Kinh hoàng nhất là dốc Đỏ - con dốc án ngữ ngay đoạn đường đầu tiên dẫn từ Sín Chải lên trụ T1. Đoàn chúng tôi lần nào gặp con dốc chỉ toàn đá lại đựng đứng này đều phải chùn lại. Người leo ngoài việc áp sát mình vào vách đá, tay níu vào các gờ nhô ra để lên thì không còn cách nào cả. Nhiều đồng nghiệp trẻ gặp ‘cửa khẩu’ này đã bỏ về ngay lập tức," ông Tịnh nhăn trán nhớ lại.

Những người mang... “hồn cáp” - Ảnh 5.

Trong ấn tượng của ông, Fansipan là những chuỗi ngày dầm sương, treo mình bằng dây để thi công trên đỉnh trời; là những gói mỳ tôm anh em chia nhau mỗi khi đường cấp lương bị nghẽn, là những cuộc điện thoại chập chờn nối hai đầu Đà Nẵng - Lào Cai.

Hồi làm sàn trên khu vực đỉnh, gió đến nỗi người đứng còn... không vững. Để chống lại sức gió, ông buộc chặt mình vào dây bảo hiểm, treo mình vào vách đá để hàn từng khối thép. Lúc sàn thép thành hình, những gã thợ người khét lẹt hàn xì, mặt ngoang nguếch khói ôm lấy nhau hò hét.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày