Cấp ba trôi qua nhanh trong muôn vàn luyến lưu với bao ký ức của một thời học sinh đầy ắp giận hờn vu vơ, chia tay rồi hẹn ngày gặp lại. Cảm xúc mỗi mùa thi đại học, bao năm trôi qua vẫn vẹn nguyên đến thế, chỉ có kỷ niệm của thế hệ 10x ngày nay đã khác chúng tôi rất nhiều.
Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 1.

Hà Nội đón tháng sáu bằng cái nắng đầu hè oi ả; người ta quay cuồng trong oi bực, than ngắn thở dài, rằng “hè ơi tới gì mà vội vàng thế”. Lẫn trong muôn vàn lời than vãn ấy có cả tiếng của những cô cậu năm cuối trung học; họ không than phiền chỉ vì cái nóng, có lẽ điều các em quan tâm nhất bây giờ là kỳ thi đại học đã gần kề.

Những cảm xúc mùa thi đại học, ngày chia tay cuối năm hay tháng ngày khấp khởi chờ biết kết quả xem mình sẽ được vào trường đại học nào chắc thời nào cũng như vậy cả; chỉ có kỷ niệm mỗi thời mỗi khác. Giờ đã là một giáo viên, nhìn lại đám học trò nhỏ chuẩn bị kỳ thi đại học mà cũng thấy chộn rộn, như soi lại quãng đời tươi đẹp của mình trong đó.

Đã có nhiều thứ bị bỏ lại sau những mùa thi đại học; cảm xúc của những thế hệ trước, từng bộ đề thi, tài liệu ôn tập. Tất cả đã xếp đầy lại quá khứ để mở ra những điều mới mẻ hơn cho đám trẻ gen Z.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 2.

Tôi của 10 năm về trước thường phải nghe càm ràm nhiều. Ba mẹ tôi ngày đó lúc nào cũng nói: “Học 12 năm để giờ quyết định đó” - tôi của những năm tháng ấy tin vào ước ao của ba mẹ, để những trưa hè nắng treo đỉnh đầu vẫn đạp xe miệt mài tới các lò luyện thi. Lũ trẻ gen Z có lẽ chẳng mấy ai biết tới “lò” luyện thi đại học khi giờ đây, những tấm biển “trung tâm luyện thi cấp tốc” đã bị bỏ xó, chẳng ai ngó ngàng.

Hồi đó, dù là đứa tự tin nhất lớp vì kiến thức vững vàng lắm rồi, tôi vẫn theo chân đám bạn “thỉnh” hết các lò Hà Nội, từ Chùa Bộc tới Xuân Thủy, ở đâu có giáo viên tốt là chúng tôi tìm tới. “Có học lò có hơn” - đứa nào cũng tự nhủ với nhau vậy, dù kết thúc mỗi buổi học lại thở dài thườn thượt vì nóng và mồ hôi đầm đìa.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 3.

Là đứa học khối C ít ỏi trong một lớp toàn ban D, hồi đó tôi chật vật với việc tìm tài liệu vì học chính khóa chưa bao giờ là đủ. Cực chẳng đã, tôi và một đứa bạn thân đành chia nhau ra đi học thêm lớp nọ lớp kia, lục tung các thư viện hay hàng sách để tìm tài liệu. Tôi thấy ký ức những ngày ôn thi đại học đầy kỷ niệm “khóc dở mếu dở”: Đám bạn có tài liệu ôn thi mà giữ hơn giữ vàng, mỗi lần muốn mượn gì lại phải chạy đi photo cả tập sách. Chẳng có sẵn tài liệu như bây giờ, Internet cũng là thứ khá xa xỉ hoặc không cần thiết với nhiều gia đình, lũ học trò chúng tôi chỉ có mấy tập vở, chồng tài liệu photo làm “vốn” - học xong được hết đi rồi sẽ đỗ đại học.

Ai cũng có niềm tin như vậy. Mà đôi lúc, câu chuyện học hành cũng chẳng được suôn sẻ như ý muốn.

Không biết bao nhiêu đứa đã ngủ gục trên bàn mỗi tối ôn bài, thỉnh thoảng lại dấm dứt bên chồng sách cao ngất mà muốn làm nũng bố mẹ, “Con không thi đại học đâu, học mãi chẳng vào”. Có những đêm, nhìn lên đồng hồ đã 2 giờ sáng, tôi nhắn tin hỏi đứa bạn thân: “Ngủ chưa, ôn bài tới đâu rồi?”.

“Làm nốt mấy con số phức, cả cái đề trắc nghiệm sinh mới kiếm được” - nó nhắn lại nhanh thật đấy.

“Ôn mãi chẳng vào được chữ nào, làm mấy cái đề thi chán ốm rồi mày ơi”.

“Thôi, cố lên, còn mấy ngày nữa”.

Bạn bè tôi vẫn còn đang thức; tôi biết rằng ngoài bầu trời đêm đen kia, ai cũng gửi ước mơ của mình trong một kỳ thi cận kề.

Vui buồn có, bồn chồn lo lắng là điều hiển nhiên, và biết bao lần gục ngã, thất vọng, tưởng chừng như muốn bỏ cuộc. Những cô cậu học sinh trung học bây giờ chắc cũng đi qua muôn vàn cảm xúc ấy, dù cánh cửa cơ hội của các em rộng mở hơn thế hệ chúng tôi nhiều; nhưng những lò luyện thi hay chồng tài liệu “quý như vàng” giờ nghe sao xa lạ với tụi nhỏ quá.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 4.

“Hãy lập cho vua Quang Trung một tài khoản Facebook, ông sẽ viết những điều gì trên trang cá nhân”, tôi từng hỏi học sinh như vậy trong một bài kiểm tra một tiết, thay vì “em hãy kể lại cuộc đời của vua Quang Trung”.

Hay “Nếu là thành viên của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, hãy trình bày ý kiến của em để chống đói nghèo cho Việt Nam”.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 5.

Và với xốp biển, màu acrylic, mô hình minh họa “phân bố khai thác khoáng sản các tỉnh đồng bằng sông Hồng”.

Đó là câu chuyện trong những giờ học ở trường tôi và những cô cậu học trò cuối cấp. Lịch sử của thế hệ Z đã bước ra khỏi trang sách, sống động và kiêu hùng; các em không phải ngồi tưởng tượng xem cha ông ta đã kéo pháo lên Điện Biên ra sao, xe tăng húc đổ cổng dinh Độc Lập như nào; từng video, thước phim, kỹ thuật đồ họa đã vén bức màn lịch sử nhạt nhòa, trả lại cho lịch sử một chỗ đứng trong các môn học yêu thích của thế hệ trẻ.

Không còn những cảnh mù mờ về lực, chỉ có thể tưởng tượng ra các phản ứng hóa học trong đầu. Lũ trẻ học tiếng Anh với cơ hội được tranh biện, phát biểu, nhóm họp như các thành viên Liên Hiệp Quốc. Giáo dục công dân gắn liền với các câu chuyên của cuộc sống thật, thấm nhuần và gần gũi với thế hệ trẻ.

Nhìn đám học sinh, tôi vẫn thấy như ngày hôm qua bước ra khỏi cổng trường trung học, đầy hy vọng và mơ ước. Nhưng mọi thứ có lẽ đã khác quá nhiều và phải thực sự đi vào lớp học của các em, tôi mới hiểu công nghệ đã đưa giáo dục đi xa tới nhường nào. Những lớp học đã không còn khô khan để chúng tôi chỉ ngồi bấm bút nhìn xem bao lâu nữa là hết giờ; giáo trình Powerpoint, giáo cụ trực quan, lồng ghép các tiết học kỹ năng bên cạnh kiến thức, học tập trải nghiệm, hàng loạt video hay sơ đồ tư duy… chúng tôi của 10 năm trước, nào đâu biết những thứ này là gì? Hoặc nếu có, chỉ được tham dự vài buổi “thí điểm”.

Nhưng giữa thời đại tin giả và sự không chính xác của nhiều nguồn tin trên mạng xã hội, tìm được một nơi có thể đáp ứng được những thông tin chính thống cho việc học tập của học sinh không phải điều dễ dàng. Trong những cách học hiệu quả và trực quan nhất, nhiều người tìm thấy ở mạng xã hội học tập ViettelStudy những điều mình cần để mở ra một thế giới lịch sử trực quan và dễ dàng cho người học.

Không còn những cảnh chen chúc trong các lò luyện thi, cố căng tai căng mắt để đuổi theo lời thầy cô giảng, chẳng còn phải đánh vật bên những chồng tài liệu dày cộp thức thâu đêm suốt sáng, những phương pháp ôn thi trực tuyến đã giúp việc học lịch sử của các bạn học sinh ở mọi lứa tuổi trở nên thoải mái, thoát khỏi lối tư duy và học ôn thi truyền thống.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 6.

Thời đại công nghệ 4.0 thực sự đã mở ra nhiều cơ hội học tập hiệu quả cho học sinh và giúp thế hệ trẻ chủ động hơn trong việc học tập, mở rộng tư duy, có cái nhìn tích cực hơn với mọi môn học. Với những người trẻ 8x, 9x như chúng tôi, lịch sử chỉ như một dòng chảy thời gian, cằn khô và nhạt nhẽo, nơi mỗi sự kiện hay con người chỉ được thể hiện bằng vài câu từ đơn giản. Nhưng chắc chắn, lịch sử là nhiều hơn vậy; toán học cũng không khô khan như người ta nói, tiếng Anh chẳng còn là trở ngại khi biết cách học, văn hóa không chỉ dành cho những kẻ mộng mơ và địa lý không chỉ dành cho lũ mọt sách.

Nếu muốn yêu thêm mỗi môn học, hãy tìm một cách tiếp nhận việc học mới và đầy hiệu quả. Thời đại 4.0 của những người trẻ gen Z, các em sẽ biết cách tìm cho mình những phương pháp thực sự hữu ích, như cách ViettelStudy đã đem lại cho nhiều bạn học sinh.

Những mùa thi đại học bỏ lại: Cả khung trời ký ức mùa hè xưa giờ xếp đầy trong trang vở cũ - Ảnh 7.
Minh Đức
Jimmy Jean
Nhật Ánh
Theo Trí Thức Trẻ18.06.2019