Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp

Kienzeratul Spiderum, Theo Helino 21:07 06/03/2018

Trong lịch sử, rất nhiều lễ cưới xa hoa được tổ chức với sự chứng kiến của các dòng họ vua chúa. Hai bên thông gia sẽ trao những món vật để làm của hồi môn cho cô dâu mới. Đã bao giờ bạn biết đến những món của hồi môn hoang phí nhất lịch sử chưa?

Cô "công chúa" thời hiện đại này được thừa hưởng món quà trị giá 200 triệu USD

Marie-Chantal Miller, cô con gái rượu của Robert Miller - một nhà tài phiệt chuyên buôn bán các mặt hàng xa xỉ phẩm, vốn dĩ được tận hưởng một cuộc sống nhung lụa từ nhỏ. Nhưng gia tài của cô gái trẻ này càng trở nên "khủng" hơn sau khi cô quyết định lấy Pavlos, một hoàng tử Hi Lạp hiện đang chịu cảnh đày ải.

Là con trai của Vua Constantine và Hoàng hậu Sophia, việc kết đôi với một cô gái trẻ có gia thế và có mối quan hệ khắn khít với giới quý tộc không phải là điều quá ngạc nhiên. Đám cưới của hai người diễn ra vào năm 1995. Marie nhận được món quà từ bố của mình, trị giá lên tới 200 triệu USD (khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng).

Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp - Ảnh 1.

Khi tổ chức đám cưới vào năm 1995, Marie nhận được món quà từ ông bố của mình, trị giá lên tới 200 triệu USD (khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng).

Tương tự cô chị, cả 2 người em của Marie là Alexandra (lấy chồng là một hoàng tử của Đức) và Pia (lấy chồng được thừa hưởng gia sản của tỷ phú Getty) đều nhận được những món quà cưới rất hậu hĩnh. Thêm vào đó, nhà Miller còn tổ chức một buổi tiệc trước lễ cưới để chào đón quan khách, với số người tham dự lên tới 1.300 người.

Hôn lễ diễn ra hoành tráng với mức độ không hề kém cạnh, khi được bày trí một phông rạp cỡ lớn mô phỏng hình ảnh thành cổ Acropolis của Hi Lạp. Và trong ngày lễ trọng đại ấy, không thể không nhắc đến việc cô dâu được khoác lên mình bộ váy cưới đính ngọc trai, ước tính trị giá gần 200.000 USD (khoảng 4,5 tỷ đồng).

Công chúa Eleanor của xứ Aquitaine từng sở hữu một nửa lãnh thổ nước Pháp

Thuở trước, nước Pháp chưa phải là quốc gia thống nhất mà được chia thành nhiều xứ nhỏ được cai trị bởi các vị Công tước có quyền lực nhất định. Đức vua của Pháp thời đó chỉ đứng đầu đất nước trên danh nghĩa mà thôi. Và một trong những vùng đất giàu có nhất chính là xứ Aquitaine – chiếm phần lớn lãnh thổ phía tây nam của nước Pháp – được nhiều đời vương triều đại nhà Capet thèm muốn.

Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp - Ảnh 2.

Công tước William đệ thập của xứ Aquitaine rộng lớn quyết định để lại phần lớn gia sản cho cô con gái Eleanor.

Khi biết tin công tước William đệ thập của xứ Aquitaine quyết định để lại phần lớn gia sản cho cô con gái Eleanor (trước khi từ giã cõi đời không lâu sau đó), Vua Louis VI (hay còn được biết đến với biệt danh "Louis Béo") đã nhanh chóng cưới cô về làm vợ để chăm sóc cho hai người con trai của ông. Một trong số đó chính là người kế vị ngai vàng tương lai, vua Loius VII.

Sau lễ cưới, Eleanor gộp phần đất gần xứ Aquitaine vào lãnh thổ do vua Loius quản lý. Vào thời đó, đây chính là vùng ngoại ô bao quanh kinh thành Paris. Họ sống với nhau được một vài năm, cho đến khi Eleanor cảm thấy không còn hạnh phúc với cuộc hôn nhân đó nữa.

Khi ly hôn, cả hai đều không có lấy một người con chung nào cả. Lúc đó xứ Aquitaine lại được tách theo ý nguyện của Eleanor, và điều trớ trêu thay là bà tiếp tục tái hôn với kẻ không đội trời chung với vua Louis, đó là Công tước Henry đến từ xứ Normandy (người sau này tiếp quản ngôi vị hoàng đế Anh Quốc).

Cô con gái rượu của tỉ phú Trung Quốc nhận món của hồi môn lên tới 150 triệu USD

Vào năm 2013, một vị doanh nhân Trung Quốc không tiếc tiền khi chi tới gần 100 triệu bảng Anh (gần 3 nghìn tỷ đồng) để chuẩn bị "của hồi môn" cho cô con gái rượu (ước tính tại thời điểm này số giá sản ấy phải có giá trị gần 155 triệu bảng, tương đương 4,7 nghìn tỷ đồng).

Lễ cưới của cô gái trẻ được tổ chức linh đình trong liên tiếp 8 ngày. Trong số những món quà đó, có thể kể đến một vài chiếc siêu xe, sổ tiết kiệm, và hàng loạt bất động sản các loại, từ nhà, biệt thự đến cửa hàng, trị giá hàng tỷ đồng.

Rất nhiều trong số những món quà kể trên được tặng cho cô gái ngay tại hôn lễ. Với một vị doanh nhân có thu nhập hàng tháng chỉ vào khoảng 12 nghìn bảng (tương đương 368 triệu đồng), điều này thực sự quả là khó tin.

Công chúa nước Áo suýt chút nữa phải cho đi phần lớn lãnh thổ nước Pháp

Công chúa Margaret của Áo từng bỏ lỡ một lần đính ước trước khi trải qua hai cuộc hôn nhân. Nhưng điều khiến người ta nhớ nhất chính là đóng góp quan trọng của cô ở cuộc hôn nhân đầu tiên.

Cô được đính ước với vua Charles VII của Pháp, đồng thời cũng là cháu trai của người thừa hưởng gia tài Công tước xứ Burgundy. Và vật được đem ra để làm của hồi môn tặng Margeret chính là lãnh thổ các xứ Artois, Burgundy, Auxerre và rất nhiều vùng đất khác.

Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp - Ảnh 3.

Vật được đem ra để làm của hồi môn tặng Margeret chính là lãnh thổ các xứ Artois, Burgundy, Auxerre và rất nhiều vùng đất khác.

Theo sự sắp đặt từ trước, cô đã phải sinh sống tại cung điện của vua từ khi còn rất nhỏ và việc vua Charles VII say mê công chúa nước Áo không còn gì phải bàn cãi. Tuy vậy, cả hai cuối cùng đã thuận tình ly hôn và toàn bộ số đất đai kể trên được nhà vua trả lại cho Margaret.

Joan Beaufort tặng người chồng tương lai món của hồi môn là khoản tiền chuộc đã "khuyến mại" chút ít

Vua James I, người sau này trở thành vua xứ Scotland vào thế kỷ 15, bị người Anh bắt cóc từ nhỏ và bị giam lỏng trong suốt 18 năm. Ông chú của James lại muốn giữ quyền lực trong tay nên nhất định không trả món tiền chuộc để cứu người cháu của mình.

Nhưng rồi, dần dần vị vua tương lai của Scotland lại đem lòng yêu Joan Beaufort, người cháu ruột hợp pháp của vua Henry IV. James thậm chí còn viết 1 bài thơ tình tặng Beaufort, hiện nay vẫn còn được giữ gìn một cách nguyên vẹn.

Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp - Ảnh 4.

Một trong số những món tiền chuộc trả góp được miễn trừ, và nó được coi là món quà cưới dành tặng cho công chúa Joan Beaufort.

Việc tổ chức hôn lễ với vị vua tương lai của Scotland sẽ mang lại cho hoàng gia Anh một đồng minh thân cận, điều này thúc đẩy việc nước Anh quyết định trả vua James về với quê hương. Cuối cùng thì người chú của James cũng qua đời, và người anh họ lên nắm quyền lực. Giống với bố của mình, vị vua mới này cũng không có thiện chí chào đón James quay trở về.

Vị vua tương lai quyết định quay trở lại nước Anh trước khi ngỏ lời cưới Joan Beaufort, đồng thời đề nghị được trả món tiền chuộc thân theo phương thức trả dần – thông qua việc thế chân bằng những con tin đến từ những gia đình quyền quý ở Scotland. Tuy vậy, một trong số những món tiền trả góp được miễn trừ, và nó được coi là món quà cưới dành tặng cho công chúa Joan Beaufort.

Violate Visconti nhận được khối lượng lớn tiền vàng cũng như sở hữu một lúc 5 thành phố sau khi cưới

Của hồi môn mà bố Violante để lại cho con gái bao gồm 2 triệu đồng tiền vàng, đi kèm là một loạt thành trì, lâu đài, và thành phố ở Ý. 

Vua Edward III của nước Anh và Hoàng hậu Phillipa của xứ Hainault có với nhau một vài người con, và điều này dẫn đến xung đột liên quan đến việc phân chia tài sản (đây là bước đầu khởi nguồn cho Cuộc chiến hoa hồng).

Hoàng tử thứ hai còn sống sót chính là Lionel thuộc xứ Antwerp (vì được sinh ra ở Bỉ), và trong suốt cuộc đời mình hoàng tử này trải qua 2 cuộc hôn nhân: lần đầu tiên với một nữ quý tộc người Ai-Len và tiếp đó là với một công chúa Ý có tên Violate Visconti, con gái của Lãnh chúa thành Milan.

Những của hồi môn hoang phí nhất lịch sử: Từ “núi tiền” hàng trăm triệu USD cho đến phần lãnh thổ nước Pháp - Ảnh 5.

Một trong số những món tiền chuộc trả góp được miễn trừ, và nó được coi là món quà cưới dành tặng cho công chúa Joan Beaufort.

Cuộc hôn nhân diễn ra vào năm 1368, khi hoàng tử Lionel thân chinh đến nước Ý xa xôi để rước dâu. Của hồi môn mà bố Violante để lại cho con gái bao gồm 2 triệu đồng tiền vàng, đi kèm là một loạt thành trì, lâu đài, và thành phố ở Ý.

Lễ cưới to đến mức có khoảng 10 nghìn người đến dự. Điều đáng tiếc là chỉ 5 tháng sau, hoàng tử Lionel đột ngột qua đời và hoàng gia Anh một mực khước từ lời đề nghị trao trả lại các món quà cưới của Violante. Điều này dẫn đến nhiều xung đột bạo lực về sau.

Nguồn: Ranker