Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu

Minh Kiên, Theo Helino 21:24 17/09/2019

Gai mọc chi chít trong khoang miệng và thực quản vốn có công dụng rất hữu ích trong việc ăn uống của rùa biển, nhưng lại có thể gây ra cái chết oan uổng cho chúng trong thời kì ngập tràn rác thải nhựa như hiện nay.

Rùa biển hiền lành và gần như vô hại là điều ai cũng biết, tuy nhiên, có những điều về loài sinh vật này sẽ khiến mọi người phải tròn xoe mắt bởi sự độc đáo. Khi chúng mở miệng ra, chắc chắn nhiều người sẽ không dám nhìn vào, bởi sâu bên trong đó là cả một "rừng" răng lởm chởm không khác gì hàm răng của loài cá mập. Thế nhưng những chiếc nanh này ngoài vẻ ngoài đáng sợ ra thì chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn uống của loài rùa.

Và để lí giải sự độc đáo và tầm quan trọng của những chiếc nanh này, nghệ sĩ kiêm nhà sinh vật học Helen Kairo đã minh họa rất chi tiết công dụng của chúng qua những bức ảnh dưới đây.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 1.

Cận cảnh hình ảnh bên trong miệng của rùa biển với rất nhiều gai nhọn mọc khắp nơi.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 2.

Điều đặc biệt ở những chiếc gai mọc khắp khoang miệng và thực quản là chúng thường hướng vào trong bụng. Nhiều người sẽ thắc mắc về sự kì quặc của nó nhưng thực ra tất cả đều có lí do.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 3.

Những chiếc gai nhọn này được gọi là gai chống nôn bởi vì khi ăn, rùa biển sẽ nuốt rất nhiều nước biển vào trong bụng cùng với thức ăn.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 4.

Chính vì như thế nên bụng của rùa sẽ căng lên vì nhiều nước và để giải quyết tình trạng này, chúng sẽ phải đẩy hết nước ra khỏi bụng bằng cách nôn ra. Lúc này, những chiếc gai nhọn kia đóng vai trò là bộ lọc, giúp giữ thức ăn ở lại không trôi ra ngoài cùng với nước.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 5.

Bức ảnh này là một ví dụ cho quá trình đẩy nước ra khỏi bụng của rùa biển. Màu đỏ không phải là máu của chúng mà là do cỏ biển mà rùa đã ăn vào kết hợp với nước biển tạo ra màu như thế. Thực tế chú rùa không bị thương.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 6.

Đây là một cơ chế quen thuộc và nhiều loài động vật dưới biển đều có để đẩy nước ra ngoài sau khi ăn. Ví dụ như loài cá sẽ đẩy nước thừa qua mang ra ngoài, rùa biển đẩy nước qua mồm và nhờ những chiếc gai để giữ lại thức ăn, còn cá voi dùng tấm sừng hàm để tách nước ra khỏi thức ăn.

Những chiếc gai trong bụng rùa biển vốn rất hữu dụng nhưng bỗng hóa lưỡi dao tử thần kể từ khi “thời kỳ đồ nhựa” bắt đầu - Ảnh 7.

Chức năng độc đáo này ở rùa biển vẫn hoạt động bình thường cho tới khi thời kỳ đồ nhựa xuất hiện. Lúc này, chỉ cần nuốt "sương sương" vài chiếc túi thôi là cũng đủ để khiến cho loài này gặp nguy.

Chia sẻ những hình ảnh này trên tài khoản Instagram, nữ sinh vật học cho biết lí do những chiếc gai chống nôn của loài rùa đang giết hại chúng là bởi vì cấu tạo đặc biệt của gai ngăn cản các túi nhựa thoát ra ngoài, một khi đã nuốt vào rồi thì chỉ còn cách mổ bụng ra mới lấy được hoặc là sống chung với chúng tới khi chết.

Bài viết của cô đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những người dùng mạng, hầu hết đều được "khai sáng" qua những thông tin mà Helen Kairo cung cấp. Và điều quan trọng nhất là những thay đổi trong tư duy của mọi người về rác thải nhựa, môi trường biển và về các loài sinh vật biển bị tổn thương sau bài đăng trên.

Cô cũng chia sẻ rằng: "Bảo tồn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhưng chúng ta cần phải tiếp cận nó với một sự hiểu biết đa dạng về nhiều mặt. Giải phẫu động vật, hành vi của chúng và cách chúng phản ứng với những tác động của môi trường đều có ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn các loài.

Bảo tồn không chỉ là cứu sống động vật. Chúng ta phải hiểu để làm được mọi điều ý nghĩa có thể cho chúng và để hiểu chúng, đầu tiên ta phải nuôi dưỡng sự tò mò về chúng. Chúng ta không thể cứu được ai nếu như chẳng có hiểu biết gì về họ cả".

(Theo boredpanda)