Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn

Dã Phong - Ngọc Mai, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 01/01/2018

Bên cạnh những thành tích mới, những dự án khủng mà các nghệ sĩ đạt được thì Vpop trong năm 2017 còn không ít những "khoảng lặng" đến từ những câu chuyện đạo nhái, vi phạm bản quyền hay lùm xùm hotgirl đi hát...

Nhìn lại một năm 2017 đã đi qua của Vpop, bên cạnh những "điểm sáng" là các thành tích khủng, trào lưu xu hướng ấn tượng, những MV chất lượng hay liveshow đình đám thì showbiz Việt cũng có không ít những "nốt trầm" gây ồn ào những khoảng thời gian dài trong năm qua. Đó là khi câu chuyện bản quyền được coi trọng, thắt chặt hơn bao giờ hết khiến các ca sĩ phải đứng trước việc gỡ bỏ MV khỏi trang Youtube hay sự nhìn nhận khắt khe hơn của người hâm mộ và đồng nghiệp với trường hợp hotgirl đi hát của Chi Pu... Tất cả những điều này đã tạo nên một showbiz vốn đã ồn ào lại càng thêm biến động.

Erik rời nhóm Monstar - tranh cãi tỷ lệ ăn chia của nghệ sĩ và công ty quản lý

Cuối tháng 2/2017, Erik bất ngờ đăng tải dòng trạng thái tuyên bố tách khỏi St.319 với lý do gặp nhiều áp lực, bị stress và hành động của anh là do "tức nước vỡ bờ". Theo đó, bên cạnh mâu thuẫn về cách làm việc, thì sự chèn ép về vấn đề ăn chia lợi nhuận như: tiền lương ít ỏi (2 triệu/dự án quảng cáo 6 tháng), tỷ lệ ăn chia 1:9 (Erik 10% - công ty 90%), tiền ăn 35 nghìn đồng/bữa, không trả lương cho nhân viên… khiến người bên ngoài đặt nhiều thắc mắc về hợp đồng khắc nghiệt giữa nghệ sĩ và công ty quản lý.

Trước bức "tâm thư" của Erik, Aiden - đại diện công ty St.319 đã lên tiếng phản pháo, tuyên bố Erik là người thiếu trách nhiệm, mặc dù chưa chính thức rời khỏi công ty nhưng đã tự ý cắt đứt liên lạc trong vòng nửa tháng, tự ý nhận show riêng. Bên cạnh đó, Aiden cho biết Erik nhận được mức lương xứng đáng, đúng như đôi bên đã thỏa thuận, thậm chí anh có đầy đủ chứng từ chứng minh lương mà Erik nhận được từ công ty không hề thấp. 

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 1.

Erik và "ông bầu" của nhóm Monstar - Aiden.

Aiden giải thích, ở Hàn, trong 2 năm đầu – trước khi hoàn vốn của công ty, nghệ sĩ thậm chí còn không được chia doanh thu. Số tiền mà St.319 đã đầu tư cho Erik và  nhóm MONSTAR lên đến hàng tỷ đồng, mọi rủi ro đều do công ty chịu. "Phía công ty chưa hoàn vốn nhưng vẫn chấp nhận chia % cho Erik, vậy thử hỏi là công ty hay Erik thiệt?", anh đặt câu hỏi.

Câu chuyện tranh cãi này gây ồn ào trong làng giải trí một thời gian. Tuy kết quả của vụ tranh cãi này vẫn là những con số bí mật trên hợp đồng giấy tờ của mỗi bên nhưng nó khiến mọi người quan tâm nhiều hơn về câu chuyện lợi ích và trách nhiệm ràng buộc của ca sĩ khi về với công ty quản lý là gì. Và việc ca sĩ trẻ quá nôn nóng nghĩ đến những lợi ích cao hơn bên ngoài, khiến họ bất chấp phá hợp đồng, tách khỏi công ty cũng là điều đáng suy nghĩ cho những nhà quản lý muốn kinh doanh về người trong làng giải trí.

Những MV bị gỡ hoặc cảnh cáo gỡ khỏi Youtube vì lùm xùm bản quyền

Câu chuyện bản quyền âm nhạc bất ngờ được coi trọng và trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Mở màn là câu chuyện Mỹ Tâm sử dụng ca khúc nhạc ngoại "Anh thì không" do nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng viết lời Việt mà chưa có sự đồng ý từ phía tác giả. Ngay sau khi vị nhạc sĩ này lên tiếng bức xúc, Mỹ Tâm cũng thẳng thắn nhận lỗi, chủ động gỡ bỏ MV "Anh thì không" khỏi trang Youtube chính thức của mình. "Do chưa tìm hiểu kỹ để đóng tác quyền cho tác giả viết lời Việt cho ca khúc nhạc Pháp "Anh Thì Không" nên tạm thời MTE sẽ khóa bài hát này trên kênh youtube để tôn trọng bản quyền các bạn nhé! Rất xin lỗi khán giả vì sự bất tiện này", cô viết trên fanpage.

Sau đó, "Hoạ mi tóc nâu" cũng mua bản quyền ca khúc ngoại quốc và nhờ nhạc sĩ Châu Đăng Khoa viết lời với cái tên mới "Em thì không".  

MV "Em thì không" - Mỹ Tâm.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 3.

Nghệ sĩ tiếp theo gặp rắc rối với vấn đề bản quyền là Noo Phước Thịnh. Sau hơn một tháng ra mắt và chạm tới con số khủng hơn 27 triệu lượt xem, ngày 16/11, MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" của nam ca sĩ bị gỡ khỏi kênh Youtube chính thức vì lý do sử dụng đoạn nhạc nước ngoài cho phân cảnh chiếc xe bốc cháy mà chưa xin phép. Sau khi sản phẩm âm nhạc đình đám bị gỡ bỏ, bên cạnh việc gửi lời xin lỗi vì đã không kiểm tra kĩ lưỡng ngay từ đầu, Noo Phước Thịnh quyết định cùng ê-kíp chỉnh sửa lại MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi", cho ra mắt trở lại vào ngày 18/11 trên kênh Youtube chính thức của nam ca sĩ.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 4.

Mặc dù được "thả cửa" trở lại vào 6/12 vừa qua nhưng MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" bản đầu tiên vẫn bị Youtube gỡ bỏ vài tiếng ngay sau đó.

Tương tự với trường hợp của MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi", vừa qua, MV mới nhất của nữ ca sĩ Bảo Anh là "Sống xa anh chẳng dễ dàng" cũng đứng trước nguy cơ bị gỡ bỏ khỏi Youtube với lý do vi phạm bản quyền vì sở hữu đoạn nhạc nền được lấy từ hai bản hoà âm có tên "Icarus" và "Glimmer Of Hope" của nhà soạn nhạc Ivan Torrent mà chưa xin phép.

Tuy nhiên, may mắn hơn MV của Noo Phước Thịnh, Bảo Anh đã kịp thời bổ sung thông tin tác giả hai bản hoà âm bên dưới MV. Đồng thời, cô và ekip đóng tiền tác quyền 100 triệu cho công ty Epic Elite và tác giả Ivan Torrent để "cứu sống" sản phẩm âm nhạc sở hữu hơn 40 triệu lượt xem của mình.

MV "Sống xa anh chẳng dễ dàng" - Bảo Anh

Vấn đề "đạo nhái" vẫn còn tiếp diễn

Làng nhạc Việt 2017 đón nhận những sản phẩm ngày càng chất lượng hơn về phần nghe lẫn phần nhìn. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn không tránh khỏi những ồn ào về vay mượn ý tưởng xoay quanh các sản phẩm của nghệ sĩ Việt. Trong đó, 4 vụ "đạo nhái" của nhạc sĩ Khắc Hưng được xem là khá ồn ào trong năm qua.

Sự giống nhau ở phần triển khai giai điệu giữa các ca khúc "cộp mác" Khắc Hưng và quốc tế như "I" (Yiruma) - "Ánh nắng của anh", "I got it" (Bebe Rexha) - "Ghen", "Tình lay động lòng nhói đau" (Hải Sinh) - "Đâu chỉ riêng em" hay "Như cái lò" - "Bass Down Low" khiến không ít khán giả đặt hoài nghi về sự sáng tạo của vị producer đình đám này. Tuy nhiên, đáp trả lại những nghi vấn đạo nhái này, nhạc sĩ Khắc Hưng cho biết đây đơn thuần chỉ là sự trùng lặp về ý tưởng chứ anh không hề cố ý sao chép ý tưởng từ những ca khúc đã ra mắt trước đó. 

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 6.

Nhạc sĩ Khắc Hưng

Nhiều ca khúc khác của Vpop ra mắt trong năm qua cũng bị soi khá kỹ về phần giai điệu, bản phối giống với các sản phẩm quốc tế như: "Người ta và anh" của Lê Thiện Hiếu bị nghi đạo bản phối "Till the morning comes" của The Marauders; "Ta quên nhau chưa" của Juun Đăng Dũng sở hữu phần dạo đầu bị khán giả cho là copy y hệt từ "Yanghwa BRDG" của Zion.T;  Tóc Tiên cũng có ca khúc "Em không là duy nhất" bị nghi đạo nhạc "Chuyến tàu ly biệt" do Triệu Vy thể hiện với phần điệp khúc của cả hai giống y hệt nhau.

Sơn Tùng M-TP cũng không thoát khỏi ồn ào vay mượn ý tưởng khi ca khúc "Nơi này có anh" sau 2 ngày ra mắt bị dân mạng soi phần điệp khúc hao hao với ca khúc Nhật Bản "I’ll give you galaxy" do Bolbbalgan4 thể hiện.

Sẽ là thiếu sót nếu bàn tới vấn đề "đạo nhái" trong năm 2017 mà không nhắc đến những MV có concpet bị cho là copy ý tưởng của các MV quốc tế. Nổi bật nhất là câu chuyện về MV "số nhọ" nhất Vpop của quán quân Sao mai Thu Thuỷ mang tên "Tình yêu ở lại". Chưa đầy một ngày "lên sóng", sản phẩm âm nhạc này đã bị Youtube kiểm duyệt, gỡ bỏ với lý do vi phạm bản quyền, sở hữu concept và hình ảnh "hao hao" MV "Spring" của thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc A Pink là Eunji.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 7.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 8.

Chưa đầy 1 ngày "thả cửa", MV mới của quán quân Sao mai 2017 Thu Thuỷ đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của fan Kpop, đồng thời bị gỡ bỏ khỏi kênh Youtube.

Bên cạnh đó, một số MV khác cũng bị soi như: MV "Kẻ cắp trái tim" của Uni5 vướng ồn ào vay mượn ý tưởng MV "Blood, Sweat & Tears" của BTS; MV "Đừng buông tay" của Lưu Hương Giang có nhiều chi tiết giống với MV "Hymn For The Weekend" đình đám của nhóm nhạc Coldplay và Beyonce; hay MV debut của Chi Pu là "Cho Ta Gần Hơn" cũng bị dân mạng tinh ý nhận ra MV có concept "hao hao" hit cũ của Park Bom 8 năm về trước "You And I".

Thông tin Tiên Cookie "treo giá 100 triệu 1 ca khúc và chỉ bán sỉ 3 bài kèm, bao ăn khách"  

Tháng 10/2017, nhạc sĩ Tiên Cookie bất ngờ đăng tải dòng trạng thái bức xúc khi có thông tin cô treo giá 100 triệu một ca khúc và chỉ bán sỉ 3 bài với điều kiện "bao ăn khách". Chủ nhân bản hit "Tâm sự với người lạ" nhấn mạnh các ca khúc đều được cô sáng tác bằng cảm xúc thật chứ không hề đặt ra mục đích "ăn khách" hay "không ăn khách", không có bất kì khuôn mẫu nào để tạo nên những bản hit. Với cô, cứ làm việc nghiêm túc, có tâm và sống bằng cảm xúc thì sẽ chạm tới trái tim những người nghe nhạc.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 9.

Dòng trạng thái đầy bức xúc của nhạc sĩ trẻ Tiên Cookie.

"Tại sao có rất nhiều từ ngữ để miêu tả mà người ta lại dùng từ "treo giá", "chỉ bán sỉ 3 bài không bán lẻ", "bao ăn khách"... tất cả đều là những từ ngữ đều rất mạnh. Tiên cảm giác như kiểu họ đang miêu tả một phiên chợ bán rau, bán cá, bán hoa quả, chứ không phải miêu tả một người làm công việc nhạc sĩ như Tiên. Với cách miêu tả đó thì Tiên hoàn toàn không đồng ý" - Tiên Cookie nhấn mạnh lại trong bài phỏng vấn sau đó. 

Câu chuyện này sau đó cũng khiến nhiều người suy nghĩ về giá trị thực sự mà các nhạc sĩ có quyền được đòi hỏi trong thị trường âm nhạc còn xem nhẹ về bản quyền như Việt Nam. Đồng thời, không ít ý kiến bảo vệ rằng, giá trị của sáng tạo là do chủ nhân nó định giá, và thuận mua thì vứa bán chứ không ai ép ai cả. 

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 10.

Đồng thời, nhạc sĩ này cũng cho biết kể cả với mức giá 100 triệu cho một bài hát hay cũng chẳng có gì là to tát, kinh khủng.

Lùm xùm quanh việc "hotgirl đi hát" sau khi Chi Pu chính thức debut làm ca sĩ

Ngay sau khi Chi Pu ra MV khởi động trong chặng đường ca hát chuyên nghiệp mang tên "Từ hôm nay" (Feel Like Ooh), Hương Tràm đã khai màn tranh cãi bằng dòng trạng thái khá gay gắt. Chủ nhân bản hit "Em gái mưa" cảm thấy bị xúc phạm khi nghề nghiệp bị đem ra để cố gắng kiếm tiền bất chấp có hát được hay không: "Tại sao một số các bạn hot girl rất xinh đẹp rất đáng yêu, mình cũng cực kì thích các bạn ấy cho đến ngày các bạn quyết định cầm mic làm ca sĩ?".

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 11.

Ngay sau đó, hàng loạt những nghệ sĩ như Thanh Lam, Thu Minh hay Uyên Linh cũng lên tiếng về giọng hát của Chi Pu sau khi xem MV "Từ hôm nay". Nếu Thanh Lam ủng hộ Hương Tràm, Thu Minh xin phép không thể gọi Chi Pu là ca sĩ thì Uyên Linh cho biết cô không nghe nổi giọng hát của nữ ca sĩ sinh năm 1993.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 12.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 13.

Bên cạnh những sản phẩm âm nhạc chính thức, màn hát live của Chi Pu tại sự kiện trường học cũng gây tranh cãi trong một thời gian dài. Lần đầu tiên ở Vpop, người ta thấy có chuyện những nghệ sĩ đồng thanh phản đối một tân binh đi hát, coi giọng hát đó là xúc phạm nghề nghiệp. Thậm chí còn căng thẳng tới mức một nghệ sĩ đàn anh phía Bắc như Minh Quân phải kiến nghị cấp giấy phép cho nghệ sĩ hành nghề.

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 14.

Ồn ào Chi Pu từ một người mẫu teen đình đám bất ngờ lấn sân ca hát chuyên nghiệp đã vô tình đã khơi lại câu chuyện hotboy, hotgirl đi hát cách đây nhiều năm. Ngay chính những người mà sự nghiệp của họ có xuất phát điểm như Chi Pu cũng phải thừa nhận định kiến người đẹp đi hát nay khắc nghiệt hơn xưa rất nhiều, khi Vpop có sự "đổ bộ" của hàng loạt những tân binh làm nghề với quan điểm "chỉ cần đẹp là đủ" hay chú trọng "phần nhìn" hơn là "phần nghe". 

Nhìn lại những ồn ào của Vpop 2017: Tranh cãi việc người đẹp cầm mic, đạo nhái vẫn còn tiếp diễn, bản quyền thắt chặt hơn - Ảnh 15.