Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam

Bảo Anh, Theo Trí Thức Trẻ 16:18 20/12/2018

Sau nhiều ngày tháng điều trị bệnh, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam Anh Tú đã qua đời ở tuổi 56. Trong cuộc đời làm nghệ thuật, ông đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ.

Nghệ sĩ nhân dân (NSND)Anh Tú sinh năm 1962, là một trong số những cái tên ấn tượng trong lòng khán giả, đặc biệt với những ai say mê Kịch Việt Nam. Năm 2001, ông được phong danh diệu Nghệ sĩ ưu tú và đến năm 2016 là danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Hai năm sau, tháng 4 năm 2018, NSND AnhTú được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 1.

NSND Anh Tú

Suốt một đời làm nghệ thuật, NSND Anh Tú luôn có những quan niệm khiến đồng nghiệp, bạn bè và khán giả khâm phục. Không chỉ là chuyện của một "người nghệ sĩ không được ốm", chuyện của ông giáo dù nhập viện trong tình trạng nguy kịch nhưng vẫn coi "Kịch là thứ chính, sức khoẻ chỉ là thứ yếu" thì những câu động viên của đồng nghiệp rằng "Khoẻ nhanh rồi về dựng vở, học sinh đang chờ" chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho ông.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 2.

"Ngọn hải đăng" của sân khấu Kịch Việt Nam

NSƯT Minh Hằng đã từng chia sẻ về NSND Anh Tú rằng "Anh Tú diễn xuất không còn gì để nói, tung hứng cực ăn ý với bạn diễn và chỉ có khi lên sân khấu, Anh Tú thực sự thăng hoa, Tú giống hoàng tử của sân khấu vậy". Lời nhận xét này thực sự rất đúng bởi ông thường chọn cho mình cách thể hiện nhân vật theo ngữ điệu của tâm hồn. Tiết chế, tự tại nhưng thừa chất riêng cho từng nhân vật.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 3.

Trong những vở kịch mà NSND Anh Tú đảm nhận như Vũ Như Tô, Macbeth, Bến Bờ Xa Lắc, Mùa Hạ Cay Đắng, Tiếng Chuông, Rừng Trúc, Cuộc Đời Tôi, Tai Biến, Chấm Hỏi Chấm Than, Ba Trong Một, Trong Mưa Giông Thấy Nắng, Lâu Đài Cát…, ông đều phủ lên đó một màu sắc trầm tĩnh có phần xù xì nhưng lại có sức thu hút mạnh mẽ. Nhờ vào thú vui chơi đá cảnh của bản thân mà kịch do Anh Tú dẫn dắt luôn có một thứ ánh sáng kì lạ le lói. Nhưng phải xem và xem cho thật kĩ thì khán giả mới cảm được vẻ đẹp của thứ ánh sáng đẹp mê hoặc ấy.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 4.

NSND Anh Tú trên sân khấu kịch

NSND Anh Tú còn gây "dư chấn" với vở kịch đồng tính nam có tên Cầu Vồng Lục Sắc. Thông qua vở bi kịch này, người sáng tạo nghệ thuật muốn đưa ra một lời cảnh báo tới cộng đồng về những quan điểm sai lầm về những người đồng tính. Đồng thời cũng hy vọng cộng đồng xã hội có một cái nhìn nhân ái, cảm thông và chia sẻ với những con người gặp trắc trở về thân phận.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 5.

Poster của vở kịch

Gương mặt thân quen của nhiều bộ phim truyền hình những năm 2000

Không chỉ để lại tiếng vang trên sân khấu kịch, NSND Anh Tú còn tạo được dư âm với những vai diễn trong hàng loạt các bộ phim truyền hình vào những năm 2000. Ông góp mặt trong những tác phẩm "đi cùng năm tháng" với biết bao thế hệ như Của Để Dành, Đàn Trời, Chiều Ngang Qua Phố Cũ, Ánh Sáng Trước Mặt,…và vai nào của cũng để lại ấn tượng tốt.

Nhìn lại chặng đường cống hiến đáng nhớ của NSND Anh Tú - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - Ảnh 6.

"Ngọn hải đăng đã tắt", nhưng cảm hứng sáng tạo và lửa nghề vẫn rực cháy

Nhắc đến cái tên Anh Tú, khán giả sẽ luôn nhớ về một người nghệ sĩ cần mẫn với nghề, đồng nghiệp sẽ không quên một người bạn luôn khoan thai trong mọi việc, và các lứa học trò thì không thể quên một người thầy vừa có tâm lại có tầm. Một vì sao của bầu trời nghệ thuật Việt Nam đã đi về thế giới khác, "ngọn hải đăng của sân khấu Kịch Việt Nam" đã tắt, thế nhưng hình dung về ông sẽ luôn là động lực để tất cả cùng cố gắng vì nền nghệ thuật nước nhà.