Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào?

Gà, Theo Helino 16:46 30/08/2019

Khi cơ thể nhiễm độc thủy ngân, bạn có thể gặp phải rất nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường ở cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nếu không tìm cách xử lý ngay thì nguy cơ sức khỏe bị tàn phá theo thời gian là rất cao.

Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và thường tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó lại rất độc, khi vào trong cơ thể có thể gây tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thống miễn dịch và cơ quan thận. Mặc dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn có thể tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đổi với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 1.

Thủy ngân vẫn có thể tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đổi với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật...) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và đi vào cơ thể thông qua việc tiêu thụ cá, hải sản hoặc hơi thủy ngân trực tiếp, hay được hấp thụ trên tóc của con người. Thủy ngân có mặt một cách tự nhiên trong môi trường nhưng hàm lượng thủy ngân trong môi trường đang ngày càng tăng lên do quá trình công nghiệp hóa.

Nhiễm độc thủy ngân là gì?

Khi thủy ngân tấn công vào hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, nó sẽ ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng của bạn. Sự phơi nhiễm này kéo dài có thể gây ra các tổn thương não và dẫn đến tử vong. Với những bà mẹ đang mang thai thì còn có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Ngộ độc thủy ngân cũng được biết tới là một trong những loại ngộ độc kim loại nặng từ môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu thụ quá nhiều thủy ngân hữu cơ hoặc thủy ngân dưới dạng muối methyl, thường có trong các loại hải sản.

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 2.

Tình trạng nhiễm độc thủy ngân sẽ diễn biến như thế nào?

Tùy thuộc dạng thủy ngân (Hg) gây ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện lâm sàng ngộ độc sẽ có nhiều diễn tiến khác nhau. Khi hít phải thủy ngân hay nuốt phải sẽ gây ngộ độc cấp. Và một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm não bộ.

- Giai đoạn đầu: Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm (paresthesia).

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 3.

- Giai đoạn tiếp theo: Khi đã tiếp xúc với thủy ngân trong một thời gian dài, bạn sẽ gặp phải tình trạng run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, viêm lợi... Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3.

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 4.

- Giai đoạn cuối: Khi bạn để thủy ngân lắng đọng trong cơ thể quá lâu, tình trạng nặng sẽ dẫn đến những bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt, ớn lạnh, khó thở. Một vài triệu chứng khác bao gồm viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột... Trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn còn gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 5.

Phải làm gì để dự phòng nguy cơ nhiễm độc thủy ngân?

- Giảm tần suất ăn các loại cá lớn, tránh ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nếu bạn đang mang thai.

- Thận trọng khi ăn sushi bởi có rất nhiều loại sushi phổ biến có phần nguyên liệu là cá bị nhiễm thủy ngân.

Nhiễm độc thủy ngân là gì và nó nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 6.

- Đi rửa tay ngay khi bạn nghĩ mình đã phơi nhiễm với các dạng thủy ngân khác.

- Tránh các hoạt động khiến mình bị phơi nhiễm, tránh tới những khu vực được cảnh báo là ổ nhiễm thủy ngân.

- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài đường.

Source (Nguồn): Livescience, Womenshealthmag