Nhét chữ vào miệng là có thật: Điều khiển người khác nói theo ý mình chỉ bằng vài câu chat

Hà Thu, Theo Trí Thức Trẻ 08:10 13/06/2019

Chỉnh sửa cả khuôn miệng người nói trên video chỉ bằng vài thao tác đơn giản, giả mạo mà trông y như thật.

Cách đây ít lâu, những thông tin về trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng ghép mặt y như thật đã nổi lên và khiến cư dân mạng sửng sốt. Dù được sinh ra cho mục đích tốt nhưng cũng có kẻ xấu đã dùng để ghép khuôn mặt những celeb như Gal Gadot (Wonder Woman) hoặc Nancy (MOMOLAND) vào các đoạn video khiêu dâm nhằm trục lợi, câu view bất chính.

Nhét chữ vào miệng là có thật: Điều khiển người khác nói theo ý mình chỉ bằng vài câu chat - Ảnh 1.

Gal Gadot bị ghép mặt vào thân hình của người khác bởi AI, cho ra hình ảnh hoàn toàn giả mạo.

Chưa dừng lại ở đó, một công cụ nữa lại vừa được phát triển tương tự nhưng không phải để ghép mặt. Thay vào đó, nó sẽ biến tấu khuôn miệng của người đang nói trong video có sẵn tùy theo ý thích của người chỉnh sửa - nôm na chẳng hạn như trong video, nhân vật chính đang nói "A", chúng ta có thể chỉnh để khiến họ nói "O" một cách hoàn toàn tự nhiên như thật.

Đây là thành quả của các nhà khoa học đến từ những nơi nổi tiếng như Đại học Stanford, Học viện Tin học Max Planck, Đại học Princeton và trung tâm nghiên cứu của Adobe. Đặc biệt nhất, cách sử dụng công cụ này được họ thiết kế rất dễ dàng, chỉ bằng việc gõ dòng chữ mình thích làm đích để chỉnh sửa, đơn giản như đang chat vậy.

Công nghệ ghép miệng theo ý thích

Video trên là minh hoạ cho thấy cách công nghệ này hoạt động. Khẩu hình miệng của nhân vật chính chuyển động khớp hoàn toàn với những dòng thoại được gửi ra, dù trông rất thật như thể cô ấy tự nói nhưng tất cả đều là giả mạo. Nhiều ảnh mẫu 3D của người nói cần phải được thu thập để phân tích, đặc biệt là nửa dưới khuôn mặt, nhằm tạo dựng một nền tảng dữ liệu chung.

Nhét chữ vào miệng là có thật: Điều khiển người khác nói theo ý mình chỉ bằng vài câu chat - Ảnh 3.

Không phải râu ria đâu, đó là phần mẫu nửa dưới khuôn mặt được chọn khoanh vùng để phân tích chỉnh sửa làm giả đó.

Dù vậy, chúng vẫn có một điểm trừ chưa hoàn hảo, chỉ có thể áp dụng nhuần nhuyễn nhất lên những video quay chân dung rõ mặt là chính, không có hình thể. May mắn là các nhà khoa học đã tiên lượng trước các trường hợp xấu khi công nghệ này bị lợi dụng để giả mạo có chủ đích, nên họ có thêm vào các con dấu "watermark" để báo hiệu sản phẩm này đã được chỉnh sửa. Tuy nhiên, tất cả có lẽ cũng chỉ là vấn đề thời gian trước khi có người tìm ra cách lợi dụng nó hoàn toàn mà không bị giới hạn cấm đoán.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày