Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống

Mei Nguyen, Theo Thời Đại 13:36 02/09/2017

Vùng gần Bệnh viện nhi Bắc Kinh là nơi ở của những trẻ em bị mắc các bệnh ung thư đến từ khắp nơi trên toàn Trung Quốc. Ngày ngày, phải chạy đi chạy lại giữa nhà thuê và bệnh viện, cha mẹ của các em đã dần kiệt quệ vì những khoản nợ nần, chỉ ước mong có một ngày con cái mình mạnh khoẻ rời khỏi nơi đây.

Khu vực gần bệnh viện nhi Bắc Kinh, là nơi ở của những trẻ em bị mắc các bệnh ung bướu, bạch cầu, lymphoma (ung thư hạch bạch huyết)... đến từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 1.

Do sự thiếu thốn điều kiện y tế tại các bệnh viện địa phương nên các em chỉ có thể đến Bắc Kinh để chữa trị. Ngày ngày các em phải đi lại giữa căn nhà thuê và bệnh viện, bắt đầu một cuộc sống "gắn liền với bệnh viện". Cha mẹ và người thân đã nghĩ đủ mọi cách có thể, kiệt sức vì những khoản vay nợ, tích cóp được cũng dần hết, chỉ mong muốn có một ngày con em của mình có thể khỏi bệnh, rời xa nơi đây.

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh ung bướu ác tính bình quân tăng 2,8% một năm. Ở Trung Quốc, hàng năm, bình quân có thêm từ 30-40 nghìn trẻ mắc các chứng bệnh về ung bướu.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 2.

Mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc mới các căn bệnh về máu được điều trị ở Bệnh viện nhi Bắc Kinh lên đến hơn 500 trẻ. Theo thống kê trên website chính thức của bệnh viện, có 4 khu điều trị cho bệnh nhân nhi mắc phải các căn bệnh ung thư máu, gồm 107 giường bệnh, hàng năm đều đã bị quá tải.

Có rất nhiều xe mô tô ba bánh đỗ trong sân của Bệnh viện nhi đồng Bắc Kinh. Đây là những chiếc xe chuyên biệt được dùng để đưa đón các bệnh nhân nhí.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 3.

Các loại thuốc được dùng khi hoá trị để diệt tế bào ung thư cũng khiến cho miễn dịch của những em nhỏ này bằng không, do vậy các em rất dễ bị cảm lạnh hoặc mắc thêm các căn bệnh thông thường. Chính vì vậy, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày diễn ra trong căn nhà thuê của những em nhỏ này phải cực kỳ được chú ý. Một số bậc cha mẹ còn dùng cồn để lau tẩy sàn nhà để đảm bảo mọi ngóc ngách đều sạch sẽ, tuyệt đối không có vi khuẩn.

Tiểu Nghệ là một em nhỏ mắc phải căn bệnh ung thư quái ác vừa được làm xét nghiệm tuỷ sống. Vì lo tuổi còn quá bé, sau khi chọc tuỷ sẽ làm tổn thương xương sống nên các bác sĩ đã cho em đeo một thiết bị bảo vệ lên người. Bệnh viện không còn giường nên Tiểu Nghệ chẳng còn cách nào khác, ngày ngày đều phải đi lại giữa nơi thuê nhà và bệnh viện để có thể tiếp tục điều trị.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 4.

Đồng Đồng là một em nhỏ đến từ Hà Bắc mắc bệnh về hạch bạch huyết ác tính. Trong thời gian đầu khởi bệnh, bé đã bị bệnh viện địa phương chẩn đoán sai thành bệnh u đường ruột, yêu cầu phẫu thuật nên đã dẫn đến việc các tế bào khối u trong người em lại càng lan rộng.

Tình trạng bệnh của Đồng Đồng đang ở mức độ rất nghiêm trọng, đã thực hiện điều trị hoá trị đợt 5. Cha mẹ em đều không dám xem thường, phải thuê những căn phòng ngay sát bệnh viện để khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, có thể ngay lập tức đưa em vào nhập viện điều trị.

Đồng Đồng sau khi về nhà có nói với mẹ rằng em thèm ăn bánh quy. Mẹ của Đồng Đồng nói với cậu bé rằng đang trong thời gian chữa bệnh, những loại thức ăn như vậy đều không thể ăn được. Nhìn ánh mắt van nài của con mình, mẹ Đồng Đồng nhớ lại những đắng cay khi cùng con chữa bệnh, những đau đớn em đã phải gánh chịu mà không cầm nổi nước mắt.

Cha của Đồng Đồng bế em qua căn phòng bên cạnh cùng xem máy tính bảng. Căn phòng này trước đây cũng có một bệnh nhân, điều kiện có khá hơn một chút. Vì hiện giờ phòng trống, bệnh nhân ấy cũng không quay lại ở nên Đồng Đồng thường sang chơi bên căn phòng này.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 5.

Để chữa chạy cho bé Đằng Đằng, mẹ cô bé là Trương Lệ đưa bé đến ở tại một căn phòng cũ chỉ khoảng hơn 10m2. Những khoản tích cóp của cả nhà đã tiêu hết. Để tiết kiệm chi phí, cha của Đằng Đằng ở nhà đi làm thuê để kiếm tiền, bà của em sẽ thỉnh thoảng qua lại giúp đỡ, chăm sóc. Trong căn phòng thuê chật hẹp, Đằng Đằng đang khoe với mọi người bức tranh do chính em vẽ. Vừa khoe tranh, em vừa nói rất muốn được trở về nhà cũ, muốn được cùng ba mẹ đi chơi công viên và muốn được nuôi một mái tóc thật dài...

Những khi tình hình sức khoẻ tốt lên, mẹ Đằng Đằng thường đưa cô bé đến công viên gần đó để chơi. Đây là những khoảnh khắc hạnh phúc, vui vẻ nhất của Đằng Đằng tại Bắc Kinh.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 6.

Sau khi đã được vui đùa thoả thích, trên đường đi về nhà, Đằng Đằng không may bị vấp ngã. Mẹ cô bé rất lo lắng, đã ngay lập tức kiểm tra và khử trùng vết thương vì những em nhỏ mắc phải căn bệnh này, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Trong căn phòng thuê sơ sài, hai mẹ con nương tựa lẫn nhau mà sống. Trong tủ lạnh đều chứa rất nhiều các loại thuốc điều trị ung thư. Những loại thuốc này đều là thuốc nhập khẩu rất hiếm, không thể mua được tại bệnh viện và đều phải lặn lội tìm kiếm mua từ nhiều nguồn mới có, chủ yếu được truyền tay giữa cộng đồng người bệnh với nhau.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 7.

Thiên Thiên – một cô bé mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết đang trong quá trình chờ kiểm tra ngồi trên thành bậc thang để tranh thủ ôn bài. Ở quê nhà Cam Túc, em là một học sinh xuất sắc, cũng là niềm tự hào của cha mẹ. Cha mẹ cô bé đều có việc làm ổn định, thu nhập khá, là một gia đình khá giả trong vùng.

Để chữa trị cho Thiên Thiên, cả nhà đã tiêu tốn hết gần 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 3,5 tỷ đồng), giờ đây phải gánh thêm món nợ lên đến khoảng 27 nghìn tệ (tương đương 93 triệu đồng).

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 8.

Trong thời gian đợi kiểm tra, Thiên Thiên, Văn Văn và Minh Minh chơi bong bóng xà phòng ngoài sân. Vì phải điều trị trong bệnh viện lâu dài nên hầu hết các em nhỏ đều quen thân với nhau. Cha mẹ các bé cũng thường xuyên trò chuyện chia sẻ tình trạng của con mình, tham khảo những phương án điều trị mới khiến cho những em nhỏ này nhanh chóng trở thành bạn bè của nhau.

Chữa trị tại Bắc Kinh, Thiên Thiên và mẹ đã chuyển qua lại không biết bao nhiêu nơi ở. Gần đây nhất, họ chuyển đến Trung tâm chăm sóc trẻ em Giấc mơ xanh quận Thông Châu. Nơi đây cung cấp chỗ ở trong khoảng 3 tháng cho những gia đình đáp ứng đủ điều kiện. Thiên Thiên và gia đình đã ở đây được hơn 2 tháng rồi, cả gia đình hiện cũng chưa biết sẽ phải chuyển đến nơi nào tiếp theo. Trên bức tường ngoài sân, Thiên Thiên vẽ lên một căn nhà với mong ước sẽ không còn phải chuyển nhà thêm nhiều lần nữa.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 9.

Văn Văn đang ngồi vẽ trong căn phòng thuê. Sau khi kết thúc đợt hóa trị, cô bé đã nuôi được mái tóc dài ra, mềm mại hơn một chút. Cha của Văn Văn - anh Lưu Trung Hàng tìm được một công việc đi đưa hàng để có thêm thu nhập. Nhưng rồi vì luôn phải chạy qua chạy lại viện, chăm sóc cho con nhỏ nên chẳng được bao lâu anh lại phải nghỉ việc. Hầu hết cha mẹ và người thân của những em nhỏ này đều giống như anh, muốn tìm một công việc để kiếm thêm thu nhập, có tiền chạy chữa cho con nhưng rồi lại vì dành thời gian chăm sóc con mà cuối cùng cũng không còn cách nào.

Nhà của cậu bé Minh Minh thuê ở ngay gần Bệnh Viện Nhi Bắc Kinh. Căn phòng này chưa đến 20m2 nhưng mỗi tháng riêng tiền thuê đã hết gần 2.500 tệ (tương đương 8,6 triệu đồng). Gia đình Minh Minh đến từ vùng nông thôn Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh. Em bắt đầu tới Bắc Kinh điều trị từ tháng 6 năm 2016, đến giờ đã tiêu hết khoảng 500.000 tệ (tương đương 1,7 tỷ đồng). Căn nhà ở quê cũng không giá trị lắm, ba mẹ bán đi cũng chỉ được 70 nghìn tệ (tương đương 242 triệu đồng) để lấy tiền chữa trị cho con. Minh Minh rất thích đi học. Ở lớp thành tích của cậu bé rất tốt nhưng vì phải chuyển đến Bắc Kinh để điều trị nên việc học tập của em đành phải tạm gác lại.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 10.

Các tổ chức phi chính phủ gần Bệnh viện nhi Bắc Kinh đã mở ra tại đây những lớp học công ích để trẻ em có thể đến học miễn phí. Minh Minh ngày ngày lên lớp, đợi thầy cô giáo đến giảng bài. Ở nơi đây, tình cảm của những thầy cô hướng dẫn và các em nhỏ rất sâu sắc. Một cô giáo tên là Vương Hạ Dịch quá đau lòng vì không thể chịu đựng được cảnh từng em nhỏ, từng học trò của mình lần lượt ra đi nên đã xin nghỉ dạy. Phải sau một thời gian dài điều trị tâm lý, cô mới có thể lấy hết can đảm, quay lại từ đầu, tiếp tục nhiệm vụ dạy dỗ các em nhỏ có hoàn cảnh không may ấy.

Một người nhà bệnh nhân đang đợi ở cầu thang bên ngoài phòng bệnh ngậm ngùi cho biết: "Từ khi rời viện trở về sau khi kết thúc đợt hóa trị, đã có mười mấy em nhỏ qua đời. Hai ngày trước còn chơi cùng, hai ngày sau các em đã ra đi, điều đau xót này thường xuyên xảy ra cũng không còn lạ lẫm nữa."

Ấn tượng trong trí nhớ cha của Thiên Thiên - anh Địch Đức Hào - là có những người nhà bệnh nhân đến lấy số, xét nghiệm, sau khi có kết quả chẩn đoán thì hỏi bao nhiêu tiền rồi vội bỏ đi. Các bậc làm cha làm mẹ khi nói đến những câu chuyện đau lòng thế này thì đều không hề muốn phải làm theo cách tiêu cực như vậy.

Nhật ký phiêu bạt ở Bắc Kinh của trẻ em mắc bệnh ung thư phải ở trong những căn nhà chật chội, kiếm tìm hy vọng sống - Ảnh 11.

Theo số liệu thống kê của bệnh viện nhi Bắc Kinh, trong điều trị bệnh ở trẻ em, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư bạch cầu cấp tính đã lên đến hơn 80%, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư bạch cầu cấp tính giai đoạn đầu từ 90% trở lên, tỷ lệ chữa bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính là 60%, tỷ lệ sống sót không tái phát bệnh trong 5 năm của các dòng lympho khác nhau (EFS) là trên 80%.

Vũ Vũ đã hoàn thành 6 liệu trình hóa trị, em vẫn còn 5 năm nữa để tiếp tục điều trị. Điều trị hóa trị "lớp vỏ bọc" có nghĩa là từ sống lưng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào tủy xương. Chính vì thế, lưng cậu bé thường xuyên phải chịu rất nhiều cơn đau. Những khi đau đớn quá, Vũ Vũ lại thường hỏi đi hỏi lại mẹ một câu rằng khi nào thì sẽ được về nhà. Cho dù có thực hiện hết các liệu trình hóa trị, các em vẫn phải cần thêm hai năm để duy trì. Mặc dù ngày ngày vẫn có những em nhỏ ra đi, nhưng cùng với đó, những bé được tiếp tục sống cũng ngày một nhiều hơn. Cha mẹ các em cũng có niềm tin mãnh liệt rằng con cái mình sẽ có được may mắn, chặng đường tương lai của các em sẽ vẫn dài thêm nữa...

Một số hình ảnh về những đứa trẻ mắc bệnh ung thư khiến người ta không khỏi nhói lòng: