Không chỉ là những cảnh đẹp, Tây Bắc còn ẩn chứa trong mình sự bình yên, nhẹ nhàng của một vùng núi yên tĩnh, nơi nhịp sống hiện đại chưa chạm vào. Hãy nhắm mắt lại, để cảm nhận nhịp sống nơi đây tràn ngập niềm hạnh phúc, sự tích cực từ những con người giản dị.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 1.

Trên chuyến xe đưa chúng tôi từ Yên Bái vào vùng đất Mù Cang Chải, một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh này, người ngồi cùng với hàng hóa, chen chúc, chật chội. Cánh cửa xe vẫn không ngừng mở để đón thêm những hành khách lạ. Đó là những cụ già, trẻ em, học sinh đi học xa nhà. Những người ngồi trên xe ai cũng vui vẻ tươi cười, nụ cười của sự sẻ chia vì đó là chuyến xe cuối cùng của những ngày mưa lũ.

Nếu có thể gom hết nước trên hành tinh này thành một cơn mưa, những ngày ở đây gần như điều đó đã có thể xảy ra. Chưa từng thấy cơn mưa nào to như vậy, kéo theo đó là sạt lở, tắt đường, đất đá có thể đổ ầm xuống trước mắt bạn bất cứ lúc nào... những khó khăn mà trước giờ chúng tôi chỉ được biết qua sóng truyền hình, giờ đây diễn ra ngay trước mắt đã giúp chúng tôi hiểu hơn một phần nào sự vất vả của người dân, về sự gắn bó của họ trên mảnh đất này. Nơi họ sinh sống, lớn lên có tên gọi thân thương Tây Bắc.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 3.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 4.

Khi đến vùng đất này, chắc chắn một điều bạn sẽ rất khó tránh khỏi sự thu hút của những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, được ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp, kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam. Không những mang lại cuộc sống no ấm cho người dân mà còn gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người Mông, Dao, La Chí, Nùng... trên các địa danh Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì và Sa Pa.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 5.

Nếu nói nghề nông là nghề vất vả, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì nghề nông của những người dân ở vùng cao Tây Bắc còn vất vả hơn rất nhiều lần.

Không giống như cách trồng lúa ở đồng bằng, việc khó khăn nhất là dẫn nước, giữ nước trên cao, chia đều ra cho từng thửa ruộng. Để các bờ ruộng được vững  và giữ được nước. Họ phải dùng tay đắp đất thành từng bờ  như cách người ta làm đồ gốm. Rồi dùng sức nén chặt lại để khi nước vào đất liên kết lại mà không đổ vỡ.

Bao năm nay họ vẫn giữ cách canh tác truyền thống lấy sức người là chính, cả gia đình vây quần bên thửa ruộng, cùng vất vả, cùng cười vui bên thành quả lao động của mình tạo ra.

Cứ thế đời này sang đời khác, vượt qua những thử thách gian nan của tự nhiên, các thửa ruộng ngày càng xanh mướt như ngày hôm nay.

img
img
img

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 7.

Chúng tôi bất chợt có một suy nghĩ, vất vả như thế, tại sao họ lại vẫn cứ bám trụ với làng bản, với ruộng nương.

Tình cờ chúng tôi được nghe được câu chuyện một anh chàng nọ, mỗi tháng đi làm ở thành phố trừ hết chi phí còn dư lại khoản tiền bằng 80 buổi bà lão ở nhà đi bán su su ngoài chợ. Ở mặt khác của câu chuyện đó: "Trong nhà người Mông, đứa trẻ con ăn cơm mà quỳ gối thì ngay lập tức bị nói: sau này lớn lên, mày cũng chỉ là kẻ làm thuê cho người khác" bao nhiêu đó đủ thấy được việc đi làm thuê ở thị thành với họ là một điều không lấy làm tốt đẹp.

Người giàu nghĩa là có cái ăn, cái mặc trên những mảnh ruộng bậc thang của mình. Đời sống với suy nghĩ đơn giản, không đố kỵ, so bì, miễn sao họ được no ấm, con cái hòa thuận là họ cảm thấy an lòng để tập trung cho việc ruộng nương canh tác.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 8.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 9.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 10.

Với suy nghĩ đơn giản đó, những đứa con lớn lên sớm tham gia phụ giúp gia đình, cuộc sống xoay quanh với thửa ruộng bậc thang mà cha ông để lại, không mải mai đến suy nghĩ bỏ bản, bỏ làng tìm kế sinh nhai.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 11.

Chúng tôi tìm mọi cách ngỏ ý mua lại bộ trang phục đang hoàn thiện những bước cuối cùng nhưng cô gái người Dao nhất định không chịu bán...

Vất vả với ruộng nương là thế, cả người phụ nữ Mông và người Dao chân lấm tay bùn mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc lại rất khéo tay trong việc thêu thùa, may vá

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 12.

Khi đến bản Tả Phìn - Sapa. Dễ dàng nhìn thấy từng nhóm người Dao đỏ ngồi với nhau miệt mài may thêu quần áo. Bộ trang phục với họ hết sức quan trọng, không ai mua và cũng không ai bán cho nhau. Phụ nữ Dao đỏ tự tay làm với các công đoạn rất tỷ mỷ, đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo đến gần một năm để hoàn thành bộ quần áo hoàn chỉnh.

Trước khi về nhà chồng, các cô gái Dao đỏ thường được "đặc cách" ở nhà tập trung cho việc thêu thùa, khâu vá, hoàn thành bộ trang phục của riêng mình. Cùng thời gian, bộ trang phục sẽ theo họ đi suốt cuộc đời. Và khi qua đời, bộ trang phục sẽ được chôn theo để người mất được tổ tiên đón nhận.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 13.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 14.

Với người Mông, trang phục lại có phần hội nhập với các chất liệu hiện đại hơn, nhưng họ vẫn giữ được truyền thống thêu tay, dệt vải làm nên các sản phẩm dành cho những dịp lễ tết đặc biệt.

Các thế hệ tiếp nối qua đi, những người phụ nữ mỗi ngày vẫn dành thời gian nhàn rỗi để thêu thùa, may vá. Tạo nên một nét văn hóa đặc trưng để lại ấn tượng với du khách ghé thăm nơi này.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 15.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 16.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 17.

Người dân Tây Bắc rất hay cười, chúng tôi nghĩ động lực duy nhất để chống chọi lại điều kiện sống khó khăn, địa hình và thời tiết không thuận lợi chính là những nụ cười đó.

Bỏ qua mọi mệt nhọc, nổi lo cơm áo, vụ mùa thất bát, sạt lở, lũ lụt... Chỉ cần gia đình vây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện đầy ấp tiếng cười. Đó là niềm hạnh phúc ở nơi thành thị chưa chắc bạn đã tìm thấy được.

Ngày nay, một số ít người dân ở đây đã hòa nhập với cộng đồng, tìm kế sinh nhai nơi thành thị nhưng họ vẫn giữ được suy nghĩ đơn giản đó về cách nhìn cuộc sống. Và trên môi họ vẫn là nụ cười thân thiện, chân tình không giấu diếm.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 18.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 19.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 20.
img
img
img


Tự tay chạm vào từng ngọn lúa đang trổ bông, từng tấm vải thổ cẩm được dệt, thêu một cách tỷ mỷ, hay những món trang sức được chạm khắc hết sức công phu mới biết được tâm tư, tình cảm và cả mồ hôi, công sức mà những con người ở đây đã gửi gắm vào đó.

May mắn được trải nghiệm cuộc sống chân thật nhất với người dân nơi đây. Cùng họ làm, cùng họ chia sẻ câu chuyện về nghề, về cuộc sống vùng cao. Tuy vất vả nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc. Những cảm xúc không nói hết bằng lời, không thể diễn tả hết bằng hình ảnh.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 22.

Như cách làm thổ cẩm bằng tay. Mất rất nhiều công đoạn như thu hoạch cây đay, se sợi, dệt, vẽ sáp ong, nhuộm, thuê, kết lại mới ra bộ trang phục hoàn chỉnh. Tỷ mỷ từng mũi thêu để tạo ra hoa văn trên vải. Bằng cả lòng thành chúng tôi mới mượn được bộ trang phục truyền thống mà họ cất công làm hơn một năm mới hoàn thiện. Chúng tôi phải nhanh chóng trả lại vì không chịu được ánh mắt lo lắng của họ. Tự tay làm ra, mới biết nó đáng trân trọng và quý giá như thế nào.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 23.

Trong chuyến đi lần này, chúng tôi cũng được tiếp xúc với nghệ nhân chạm khắc bạc - Nghề truyền thống của đồng bào Mông Lào Cai, từng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia đang dần mai một.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 24.

Để cho ra sản phẩm tinh xảo này cũng đòi hỏi không ít giai đoạn công phu và sự khéo léo của người thợ.

Trước thực trạng đồ trang sức hiện đại đang "tấn công" vào làng bản, không ai phủ nhận được sự mai một của những ngành nghề truyền thống này là điều khó tránh khỏi. Nhưng còn đó một bộ phận người trong nghề vẫn ngày ngày làm ra các sản phẩm dù rất ít người đến mua.

Họ không làm để bán, họ làm để giữ lửa, ngọn lửa đam mê với ngành nghề tổ tiên để lại.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 25.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 26.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 27.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 28.

Hãy nhắm mắt lại, suy nghĩ tích cực và mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đó là cách cô bé người Mông nói về cách suy nghĩ tích cực. Phải chăng với cách suy nghĩ này mà người dân ở đây đã vượt qua bao khó khăn, để cuộc sống dễ dàng hơn!

Trước mắt, khi làm theo điều cô bé hướng dẫn, chúng tôi thấy được sự tĩnh lặng đâu đó trong phút chốc. Bỏ qua áp lực của chuyến đi, khi nhắm mắt lại hít thở thật sâu, dường như chúng ta và thiên nhiên cùng hòa thành một thể.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 29.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 30.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 31.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 32.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 33.

Chuyến đi Tây Bắc này rồi cũng khép lại như bao hành trình khác, nhưng nó để lại cho chúng tôi một cách nhìn mới mẻ về các chuyến đi sau này.

Quan trọng hơn hết chúng ta phải cảm nhận được con người ở nơi chúng ta đi qua, cảm nhận được văn hóa của vùng đất ấy khi đó bạn sẽ có được những cảm xúc không nói hết bằng lời, những cảm nhận không diễn tả được bằng hình ảnh.

Hãy cho bản thân một phút giây tĩnh lặng. Nhắm mắt lại và cảm nhận xung quanh...

img
img

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 35.
Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 36.

Những đứa trẻ sắp tựu trường, mưa vẫn rơi, đất cát vẫn sạt lở... Với nghị lực phi thường của người dân nơi đây chúng tôi tin cuộc sống họ vẫn tiếp diễn vui tươi như nước ở thủy điện Thác Bà hằng ngày vẫn chảy.

Hành trình Tây Bắc: Nhắm mắt lại, để cảm nhận nhiều hơn niềm hạnh phúc ở Tây Bắc - Ảnh 37.
Team LimDim
Theo Trí Thức Trẻ07/10/2018