Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết

Tứ Quý, Theo Trí Thức Trẻ 23:00 22/01/2020

Đêm khuya, phố xá Sài Gòn ngày cận Tết thanh vắng hơn, chỉ còn lại ánh đèn đường và bếp lửa hồng của những gia đình đang nấu bánh chưng. Năm nào cũng vậy, bếp lửa trên hè phố vẫn cứ cháy âm ỉ để cho ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, pha lẫn hương vị của ngày Tết.

Nồi bánh chưng, bánh tét những ngày cuối năm như là cầu nối để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn.

Nhìn những gia đình ở khu vực gần cầu Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP. HCM) cùng quây quần bên bếp lửa của nồi bánh chưng, cười nói vui vẻ với nhau, cùng nhau canh lửa mới cảm nhận được không khí Tết thật ấm áp. 

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 1.

Các gia đình đều gói bánh chưng từ sáng đến trưa. Trong ảnh là chú Hữu Hùng đang gói bánh chưng tại nhà mình để ăn Tết Canh Tý 2020.

Năm nào cũng vậy, cứ đến 27, 28 và 29 tháng Chạp, các gia đình ở đây đều sum họp những thành viên trong nhà lại rồi cùng gói bánh chưng. Người vo nếp, người chuẩn bị lá dong, người làm nhân bánh, người chuẩn bị nồi, củi,… mỗi người một việc để tạo ra những chiếc bánh chưng ngon nhất cho ngày Tết. 

Theo các gia đình, nếu như nấu bánh chưng ngoài quê "dễ thở" hơn, thì nấu bánh ở thành thị có vẻ mất nhiều thời gian hơn do điều kiện hoàn toàn khác nhau. Ở phố thị, nhà cửa san sát nên việc tìm kiếm chỗ rộng rãi nhóm bếp nấu bánh khá khó khăn. Nhiều gia đình phải đợi đường phố vắng xe hơn chút rồi mới nhóm bếp bên vỉa hè trước nhà. 

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 2.

Nồi bánh chưng của gia đình chú Hùng cao hơn những nhà khác vì gói nhiều bánh. Để tránh gió làm tắt lửa, nồi bánh chưng được bao bọc tôn xung quanh.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 3.

Chú Hùng thức tới gần tới sáng để canh lửa và chờ bánh chín rồi vớt ra nồi.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 4.

Chú nấu bánh chưng bằng bếp củi.

Thời gian nấu bánh mất trung bình khoảng 10-12 tiếng, tuỳ theo số lượng bánh nên việc nhóm bếp chủ yếu từ buổi trưa rồi ngồi bên bếp lửa canh đến 1-2h sáng ngày hôm sau, nếu gia đình nào nấu trễ thì đến 4-5 sáng mới vớt bánh. 

Khoảng 1h sáng, nhiều thành viên gia đình chú Lợi (quận Tân Bình) lại tất bật chuẩn bị dụng cụ để vớt bánh trong khi cạnh đó một nồi bánh chưng của hàng xóm vẫn đang đỏ lửa. Chú Lợi cho biết, do gia đình chú nấu sớm nên vớt bánh sớm hơn. 

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 5.

Trong khi đó, gia đình chú Lợi đã nấu xong bánh và gọi con cháu ra phụ vớt bánh chưng.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 6.

Con gái gia đình chú Lợi phụ vớt bánh chứng.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 7.

Trẻ em trong gia đình cũng thích thú với việc nấu bánh chưng nên thức đêm cùng bố mẹ để rửa bánh sau khi vớt ra khỏi nổi.

"Năm nay gia đình tôi nấu khoảng 40 chiếc bánh chưng và bánh tét nên phải dùng nồi to khoảng 150 lít nước. Khoảng 1h trưa, nồi bánh đã được đỏ lửa và đến giờ khoảng 12 tiếng thì vớt. Gia đình tôi nấu bánh chưng được 20 cái Tết rồi, năm nào cũng nấu để giữ được truyền thống của ông bà ta để lại. Nấu bánh chưng tuy mất nhiều thời gian nhưng vui lắm, các con cháu đều thích thú học gói bánh. Nồi bánh chưng đỏ lửa cũng là dịp để cả nhà quầy quần bên nhau", chú Lợi chia sẻ. 

Theo chú Lợi, khu phố mà mình đang sinh sống hầu như ai cũng nấu bánh chưng dịp Tết, có nhà thì nấu vào 27, có nhà thì chọn 28 hoặc 29 tháng Chạp mới nấu để bánh giữ được hương vị lâu hơn. Hầu hết nhà nào cũng nấu ăn và làm quà biếu người thân chứ ít khi bán.

Năm nay nhà chú Lợi nấu cả bánh chưng và bánh tét bằng lá dong. 

Mặc dù cùng nhóm bếp nấu bánh chưng nhưng mỗi nhà có những kiểu bếp lửa khác nhau, có nhà thì nấu bánh củi khô, có nhà nấu bằng than củi, thậm chí có nhà lại nấu bằng than đá. 

Điển hình như nồi bánh chưng nhà cô Loan (quận Tân Bình), bếp lửa bằng than đá thay vì củi khô hay than củi như những nhà khác. Theo cô Loan, nấu than đá để giữ được nhiệt độ cho nồi bánh đều hơn và mất ít thời gian trông coi nhưng bù lại thời gian nấu bánh sẽ lâu hơn.

"Bánh chưng nấu càng lâu sẽ càng ngon, bánh dẻo và thơm hơn. Nồi bánh của gia đình tôi nấu từ trưa và để lửa đến 5h sáng hôm sau ngủ dậy vớt. Do canh nước thường xuyên nên không sợ bị cháy bánh", cô Loan chia sẻ. 

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 9.

Cô Loan bên nồi bánh chứng Tết Canh Tý.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 10.

Theo cô Loan, bánh chưng nấu càng lâu sẽ càng ngon, nên nồi bánh của cô đến rạng sáng mới vớt.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 11.

Cô Loan nấu bánh chưng bằng bếp than đá thay vì than củi hay củi khô như nhà khác.

Cũng như mọi gia đình, cô Loan nấu bánh chưng để lưu lại nét truyền thông của quê nhà ngoài Bắc. Từ khi Nam tiến, cô vẫn nấu bánh chưng vào mỗi dịp Tết để con cháu nhớ về cội nguồn. 

Đêm khuya, nồi bánh chưng nhà ai cũng sôi ùng ục, lửa vẫn đỏ hồng lấp ló bên hè phố. Có nhà thì mắc võng trắng đêm nằm canh lửa, chờ bánh chín. Mỗi lần nấu bánh nhà nào cũng gần như thức trắng đêm, nhưng ai cũng vui vẻ vì hương vị bánh chưng ngày Tết như xua tan đi sự mệt mỏi của những ngày cuối năm. 

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 12.

Một số người dân mắc võng nằm canh nồi bánh chưng đang đỏ lửa.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 13.

Lửa phải được canh đều để bánh chín đều.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 14.

Nhiều gia đình nấu bánh chưng đến rạng sáng ngày cuối năm.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 15.

Hầu hết người dân nấu để gia đình ăn và biếu người thân.

Người Sài Gòn mắc võng bên bếp lửa hồng, trắng đêm nằm hè phố canh nồi bánh chưng Tết - Ảnh 16.

Có nhà nấu một lúc 2 nồi bánh chưng to để ăn Tết.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày