Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM

Toàn Nguyễn - Ảnh: Abu Nguyễn, Theo Trí Thức Trẻ 07:00 20/04/2018

Nhiều người dân Sài Gòn bày tỏ sự nuối tiếc khi biết được thông tin có khả năng sẽ phải tháo dỡ công trình Dinh Thượng Thơ có tuổi đời 130 năm, nếu phương án mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh được thông qua.

Triển lãm lấy ý kiến về phương án thiết kế trụ sở UBND TP HCM

Sau nhiều năm nghiên cứu và thảo luận, ngày 16/4 vừa qua phương án thiết kế quy hoạch chi tiết công trình xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1) đã được trưng bày tại 92 Lê Thánh Tôn để người dân tham quan, góp ý kiến.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 1.

Triển lãm phương án thiết kế công trình nâng cấp trụ sở HĐND, UBND TP.HCM được diễn ra từ ngày 16/4 đến ngày 1/5.

Đại diện của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM - ông Nguyễn Thanh Toàn (Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc) cho biết Hội đồng tuyển chọn quốc gia đã chọn phương án do công ty GENSLER đề xuất từ đầu tháng 11/2017. Đây là công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, quy hoạch hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Mỹ thực hiện, từng được xếp hạng thứ 2 trong số 100 công ty kiến trúc lớn nhất thế giới.

Công trình được đề xuất bởi công ty xây dựng hàng đầu thế giới.

Theo phương án nâng cấp, trụ sở UBND và HĐND TP.HCM có diện tích khuôn viên rộng hơn 18.000m2, diện tích xây dựng hơn 14.000m2, bốn phía là mặt tiền đường Lê Thánh Tôn – Pasteur – Lý Tự Trọng – Đồng Khởi. Ý tưởng khi lên phương án thiết kế là gìn giữ tính văn hóa, lịch sử của công trình kiến trúc bảo tồn, hướng đến sự hiện đại, năng động, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với thiên nhiên của tòa nhà mới, phù hợp với bối cảnh đô thị của thế kỷ 21, tạo được dấu ấn riêng và tạo được vẻ đẹp trường tồn cho công trình… 

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 3.

Công trình mang tính hiện đại, thân thiện với thiên nhiên.

Điểm đáng chú ý trong phương án lần này đó là việc xây dựng khu trung tâm hành chính mới của TP.HCM ở phố Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, đồng nghĩa với việc phải tháo dỡ các công trình đang hiện hữu tại khu vực này.

Ngoại trừ công trình Dinh Xã Tây mang tính biểu tượng của thành phố được bảo tồn, thì các dãy nhà phía sau bao gồm Dinh Thượng Thơ sẽ bị tháo dỡ.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 4.

Dinh Xã Tây (Toà Đô Chánh Sài Gòn) được bảo tồn vì đây là công trình biểu tượng của thành phố.

Người Sài Gòn tiếc nuối nếu tháo dỡ Dinh Thượng Thơ

Việc một công trình mang nhiều dấu ấn lịch sử như Dinh Thượng Thơ bị tháo dỡ khiến không ít người yêu Sài Gòn cảm thấy nuối tiếc. 

Vào những năm 1860 chính quyền xứ Nam Kỳ khởi xây toà nhà Nha giám đốc Nội vụ với vai trò điều hành trực tiếp các thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính thuộc địa. Đến năm 1888 thì toà nhà hoàn thành và được người dân quen gọi với cái tên là Dinh Thượng Thơ.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 5.

Dinh Thượng Thơ mang kiến trúc của thời Pháp thuộc.

Vào thời bấy giờ Dinh Thượng Thơ là công trình có vai trò quan trọng chỉ đứng sau Dinh Norodom (nay là Dinh Độc Lập). Sau Thế chiến thứ hai, tòa nhà có một giai đoạn ngắn được dùng làm trụ sở Bộ Nội vụ, kể từ năm 1955 là Bộ Kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay tòa nhà là trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương TP.HCM.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 6.

Nhiều người Sài Gòn tiếc nuối nếu phải tháo dỡ công trình này, nhưng một số người cho rằng để phát triển thì phải đánh đổi.

Dù không mấy nổi tiếng và mang tính biểu tượng như Dinh Xã Tây, Nhà hát lớn thành phố, Bưu điện thành phố... thế nhưng kiến trúc độc đáo của Dinh Thượng Thơ luôn đóng một vai trò quan trọng trong cụm kiến trúc cổ đang toạ lạc tại trung tâm thành phố, góp phần lưu giữ nét văn hoá của Sài Gòn xưa.

Kiến trúc cổ mang nhiều giá trị văn hoá của toà nhà.

Anh Nguyễn Minh, là người đã sống và làm việc ở Sài Gòn được 8 năm, khi đến tham quan triển lãm dự án nâng cấp trụ sở UBND thành phố, anh chàng cho biết: "Công trình mang tính hiện đại và đẹp mắt. Tuy nhiên công trình nằm giữa khối kiến trúc cổ trăm năm tuổi như Dinh Xã Tây, nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành Phố, Chợ Bến Thành... thì xét về mặt tổng thể khó có thể hài hoà giữa nét cổ và hiện đại". 

"Mình cảm thấy rất tiếc nếu phải tháo dỡ Dinh Thượng Thơ vì đây là một kiến trúc rất đẹp, mang cái hồn của Sài Gòn. Tôi rất tiếc vì các phương án được đưa ra trước đây luôn bảo tồn được công trình này, dù phải di chuyển vị trí" - chị Thơ tâm sự.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 8.

Sổ góp ý được đặt trong triển lãm.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần phải nghĩ thoáng hơn để phát triển thành phố. "Bản thân mình nghĩ thành phố ngày một hiện đại, cứ khư khư giữ lấy cái cũ thì bao giờ mới phát triển được. Những công trình lớn, tiêu biểu thì bảo tồn còn một số công trình cần thay đổi để phát triển" - bạn Vũ chia sẻ.

Người Sài Gòn bày tỏ tiếc nuối trước đề án tháo dỡ Dinh Thượng Thơ 130 năm tuổi để nâng cấp trụ sở UBND và HĐND TP.HCM - Ảnh 9.

Người dân đóng góp ý kiến về công trình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày