Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật!

MFSB - HikHik; Design: Jordy, Theo Helino 07:41 28/03/2019

Trước những tranh cãi xoay quanh câu chuyện có nên chụp ảnh tại triển lãm hay không, chị Hà Đỗ - Giám đốc sáng tạo của tạp chí Đẹp, đạo diễn Việt Tú và nghệ sĩ thị giác Tùng Khỉ đã có những chia sẻ chân thành từ góc nhìn của chính những người làm nghệ thuật sáng tạo.

"Chụp hình hay không khi đi triển lãm?" - có lẽ câu hỏi này chưa bao giờ khiến người trẻ bối rối như những ngày gần đây. Từ một hành động quen thuộc và dễ hiểu, bỗng chốc việc đứng trước các tác phẩm nghệ thuật để ghi lại khoảnh khắc đẹp lại bị nhận xét là kém văn hoá, thậm chí là không tôn trọng tác phẩm, tác giả.

Dù chỉ là một sự kiện đại diện cho dòng chảy văn hoá mới của giới trẻ Việt trong những năm gần đây nhưng có thể nói, triển lãm "Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh & tác phẩm" tại VCCA đã vô tình trở thành một cột mốc để thay đổi cái nhìn của nhiều người trẻ về việc tham gia các sự kiện tương tự.

Những hình ảnh của giới trẻ chụp tại triển lãm "Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh & tác phẩm".

Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ và góc nhìn đến từ chính những người đang làm công việc nghệ thuật sáng tạo. Họ đều là những cái tên có sức ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực mà bản thân đang theo đuổi, đồng thời cũng là những người đã có cơ hội tiếp cận với nền nghệ thuật quốc tế.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 2.
Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 3.
Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 4.

Anh nghĩ gì về luồng ý kiến cho rằng giới trẻ ngày nay đi triển lãm chỉ chăm chăm check-in chụp hình chứ không quan tâm đến nghệ thuật, thậm chí là kém văn minh khi có thể làm phiền đến những người xem?

Thực ra tôi thấy việc đó không đáng để tranh luận, mỗi người có một quan điểm, ví dụ như tôi đi xem nghệ thuật thì ít chụp ảnh, trừ cái nào cần làm tư liệu, nhưng xung quanh tôi lại có nhiều người thích chụp ảnh với nhiều mục đích khác nhau, tôi cũng không lấy làm khó chịu.

Có đi bảo tàng nước ngoài sẽ thấy lượng người chụp ảnh và không chụp ảnh là như nhau. Vượt qua những khó chịu ban đầu, ban quản lý các bảo tàng lớn giờ đây chấp nhận việc chụp ảnh check-in trong bảo tàng (tại một số khu vực được phép) như một cách để quảng bá cho bảo tàng đó (tất nhiên xin được nói rõ, không phải khu nào trong bảo tàng cũng được cho phép chụp ảnh).

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 5.

Quan trọng là đã đến, và đã thấy, nghiên cứu và thưởng thức nghệ thuật không nhất thiết cần quy tắc và công thức, chỉ có điều việc chụp ảnh không ảnh hưởng đến việc thưởng thức của những người không chụp ảnh là được.

Dường như người trẻ phổ thông khi tiếp cận với nghệ thuật vẫn còn bị nhận nhiều ánh mắt khắt khe và đánh giá tiêu cực. Anh có nghĩ điều đó mâu thuẫn không khi chúng ta vừa muốn phổ biến nghệ thuật nhưng lại rất "soi" các đối tượng trẻ khi đến tiếp cận với nghệ thuật?

Thưởng lãm nghệ thuật là quyền chung của mỗi người, không ai có quyền phán xét cách người khác thưởng lãm nghệ thuật, tôi không thích nhiều người may mắn được đi nhiều, xem nhiều, hiểu nhiều nhưng lại hay phán xét kiểu phải giống mình mới là hay.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 6.

Cái gì càng gần gũi càng dễ được phổ cập, muốn phổ cập nghệ thuật hàn lâm cần cách làm phù hợp với sự phát triển của thời cuộc. Ví dụ, một trong 9 sự kiện nghệ thuật hàn lâm nổi bật của năm 2018 có tên MV "Apes**t" của hai vợ chồng Rapper Jay Z và Beyonce được quay trong bảo tàng Louver vốn nổi tiếng về sự khắt khe.

Theo thống kê sau đó, lượng truy cập vào website, fanpage cũng như lượng khách trẻ tuổi đến tham quan Louver đã tăng gần 90 triệu lượt. Điều đó cho thấy ảnh hưởng tích cực qua lại của một hạ tầng xã hội với nghệ thuật kinh điển chứ không nhất thiết là theo cách đi, xem, và không chụp ảnh.

Sự xuất hiện của các triển lãm như Van Gogh ở VCCA thời gian gần đây, với cách sắp xếp và thể hiện rất "chiều lòng" gout của các bạn trẻ - cũng là một cách để mang nghệ thuật đến gần và đông đảo hơn. Anh có nghĩ đây là một tín hiệu vui mừng khi nhà tổ chức đang tìm nhiều cách hơn để tiếp cận với giới trẻ, và đi xem triển lãm cũng đang trở thành một thói quen mới của các bạn trẻ?

Tôi thấy cách làm của VCCA rất ổn trong cách phổ cập nghệ thuật kinh điển đến số đông. Cũng liên quan đến xu hướng này, gần đây trên thế giới xuất hiện các bảo tàng nhưng lại trưng bày tác phẩm kinh điển dưới dạng đa phương tiện (multimedia) mà nổi tiếng nhất chính là bảo tàng Atelier Lumieres tại Paris, họ phổ cập nghệ thuật kinh điển rất sáng tạo là số hoá toàn bộ hình ảnh các tác phẩm kinh điển của các đại danh hoạ như Klimt, Van Gogh và trình chiếu các tác phẩm này trong một không gian rộng lớn nhiều chiều.

Việc này không chỉ làm cho mọi đối tượng cảm nhận dễ dàng hơn về nghệ thuật kinh điển và còn nâng tầm được các tác phẩm đó. Tín hiệu các bạn trẻ đi xem nghệ thuật kinh điển hay đương đại tại các trung tâm nghệ thuật như VCCA là một tín hiệu vui, cần khuyến khích và cùng nhau chia sẻ trải nghiệm, kiến thức để có thể thưởng lãm nghệ thuật đúng đắn thay vì lên án không cần thiết.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 7.
Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 8.
Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 9.

Gần đây, một triển lãm trình chiếu ở Hà Nội đã tạo ra một cuộc tranh cãi lớn. Cụ thể, việc các bạn trẻ đứng trước màn hình chiếu để chụp ảnh bị nhiều người cho rằng là hành vi không tôn trọng tác phẩm và kém văn minh (trong quy định BTC không cấm việc này). Ở vị trí một người trong nghề, chị sẽ đánh giá thế nào về câu chuyện trên?

Tôi sống ở TP.HCM nên chưa có dịp đến thăm triển lãm này nên không biết cụ thể ở ngoài trông nó như thế nào. Nhưng theo cá nhân tôi nghĩ, đây đều là những tác phẩm đã quá nổi tiếng, việc trình chiếu chúng qua hình thức projector là muốn tái hiện lại tác phẩm trong một không gian mới, và việc có người xuất hiện trước màn hình có thể đã là một phần ý đồ của những người thực hiện, muốn người xem hoà mình vào tác phẩm, cảm nhận được rõ nét màu sắc, bố cục và bút pháp đặc trưng của danh hoạ.

Những tác phẩm nguyên bản đều được đặt ở các bảo tàng lớn ở nước ngoài, nên việc công chúng Việt Nam được tiếp cận những tác phẩm này là rất khó. Rõ ràng triển lãm như thế này đã xác định là dành cho số đông để phổ cập kiến thức mỹ thuật cho công chúng, đặc biệt những bạn trẻ.

Từng tổ chức nhiều sự kiện về sáng tạo, nghệ thuật, vậy trong những sự kiện đó, chị thấy bao nhiêu % bạn trẻ thực sự ngắm nhìn tác phẩm và bao nhiêu % chỉ quan tâm đến chuyện chụp ảnh. Và chị có phiền không khi thấy các bạn xem những tác phẩm kia như một background chụp hình?

Tôi nghĩ mỗi triển lãm đều có mục đích khác nhau, và cái sự "phiền lòng" kia phải đến từ nhà tổ chức và chủ nhân của những tác phẩm nghệ thuật, vì có nhừng nghệ sĩ muốn công chúng có tương tác với tác phẩm của mình hoặc trở thành 1 phần của tác phẩm (như 1 số loại hình performance art), có người thì muốn công chúng chiêm ngưỡng và giữ khoảng cách với tác phẩm của mình.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 10.

Theo quan điểm của chị thì ai nên đến những sự kiện này: số đông đại chúng hay chỉ những người thật sự hiểu và quan tâm đến nghệ thuật?

Chúng ta đừng nên thần thánh hoá nghệ thuật, coi nó như một thứ mà chỉ những người biết và hiểu nó mới được và nên thưởng thức. Điều này sẽ tạo ra xu hướng tự ti hoặc thờ ơ với cái đẹp trong giới trẻ. Giáo dục thẩm mỹ, biết trân trọng và yêu quý cái đẹp là điều ta nên làm từ cấp mầm non và duy trì mãi mãi, vì đó là 1 cách để hình thành những nhân cách đẹp, những công dân tốt cho xã hội.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 11.

Nghệ thuật chính là ngôn ngữ không biên giới, việc đầu tiên khi tiếp cận 1 bức tranh, hãy chú ý đến cảm xúc mà nó mang lại cho chính mình, và từ từ khám phá màu sắc, nhịp điệu, bút pháp và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Từ những triển lãm như thế này, biết đâu các bạn sẽ yêu thích và mong muốn được xem các bản gốc để so sánh, khi các bạn đi du lịch nước ngoài, ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp và thức ăn ngon, thì việc đến tận 1 bảo tàng để xem tận mắt các tác phẩm sẽ là 1 phần trong to-do list của các bạn. Biết đâu các bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của danh hoạ, những người cùng thời, cùng trường phái với ông, những người chịu ảnh hưởng từ ông.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 12.

Từ đó sẽ khởi nguồn 1 tình yêu hội hoạ và nghệ thuật nói chung mà trước giờ bạn không hề biết, biết đâu có bạn sẽ bắt đầu cầm bút vẽ, có bạn sẽ bắt đầu tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, hoặc đơn giản hơn là có bạn đã ý thức được cái xấu cái đẹp, không vứt rác hoặc bôi bẩn nơi công cộng. vv...Bất cứ điều gì khiến công chúng đến với nghệ thuật cũng là điều nên được hoan nghênh và khuyến khích.



Theo chị thì khi tham gia các sự kiện như thế này, các bạn trẻ nên chú ý những điều gì?

Nguyên tắc chung khi đi xem triển lãm là tuân thủ theo nội quy chung của nhà triển lãm: nếu có bảng cấm chụp ảnh, xin đừng chụp. Nếu được chụp, xin đừng chụp với flash. Không sờ mó vào hiện vật, và phải chú ý xem mình có làm phiền người xung quanh hay không.

Còn lại thì các bạn hãy cứ thoải mái khám phá triển lãm, và theo tôi nghĩ thì nên đi xem 1 triển lãm nhiều lần cùng với những người khác nhau vì mỗi lần đến xem chúng ta sẽ khám phá được những điều khác nhau trong tác phẩm cũng như cảm xúc trong con người mình.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 13.

Trong những năm gần đây mạng xã hội là 1 nhân tố quan trọng khiến các sự kiện nghệ thuật trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Chị thấy đây là dấu hiệu đáng mừng hay đáng buồn?

Đây là 1 điều đáng mừng khi nó là công cụ marketing tốt cho các triển lãm nhiều khi chỉ xôm tụ vào ngày opening, sau đấy thì vắng như chùa bà đanh. Nghệ thuật cần khán giả, chấm hết.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 14.
Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 15.

Người trẻ được khuyến khích tiếp cận với nghệ thuật nhưng dường như giữa họ và những thứ ấy vẫn có những khoảng cách nhất định. Đặc biệt là những "sống ảo" hay "đua đòi". Anh nghĩ gì về sự mâu thuẫn này?

Theo quan điểm của tôi thì các yếu tố đó đều cần thiết để các mô hình nghệ thuật được lan rộng hơn trong cộng đồng. Sự chuyển hóa chỉ xảy ra sau khi trải qua những xu hướng. Từ trước giờ tại Việt Nam chưa bao giờ có một xu hướng nào của giới trẻ gắn với những hoạt động nghệ thuật.

Đó là một điều đáng tiếc trong khi ở những xã hội phát triển thì nghệ thuật đã hòa vào đời sống của cả xã hội từ lâu rồi. Tất nhiên trong quá trình chuyển hóa đó sẽ xảy ra những phản ứng làm trái ý người này, phật ý người kia.. nhưng tôi vẫn tin rằng đây là một sự chuyển hóa rất cần thiết.

Về những tranh cãi đang diễn ra xoay quanh triển lãm Van Gogh tại VCCA, anh có góc nhìn như thế nào?

Theo tôi đây là một hành động hết sức bình thường, không thể nói đó là không tôn trọng hay kém văn minh được. Bạn phải hiểu rằng triển lãm Van Gogh tại VCCA không đặt những bức tranh thật mà là hình chiếu từ máy chiếu.

Như vậy cho dù bạn đứng sát hay trườn bò lên tác phẩm thì đó cũng không phải là sự hủy hoại hay không tôn trọng tác phẩm đó. Nếu một tác phẩm không cho phép sự tương tác trực tiếp thì phải có những chỉ dẫn hay rào chắn rõ ràng và cụ thể, ở đâu cũng vậy. Ngay ở khâu sắp đặt không gian triển lãm, tôi tin rằng VCCA đã gợi mở các cơ hội tương tác trực tiếp với những hình chiếu.

Người làm nghệ thuật sáng tạo nói về chuyện giới trẻ check in ở triển lãm: Đừng ai coi mình là xem nhiều, biết nhiều, rồi phán xét cách người khác thưởng thức nghệ thuật! - Ảnh 16.

Là một nghệ sĩ, anh có cảm thấy phiền không khi thấy các bạn xem những tác phẩm của mình như một background chụp hình?

Tôi thực sự không quan tâm tới việc đó lắm. Càng nhiều bạn trẻ tới xem thì tôi càng vui!

Anh có mong chờ một đối tượng nhất định đến thăm các sự kiện nghệ thuật do mình tổ chức không?

Tôi luôn nghĩ rằng càng nhiều người tới các sự kiện nghệ thuật càng tốt. Nghệ thuật không dành riêng cho ai cả và không một ai nên bị ngăn cản việc tiếp cận với nghệ thuật. Càng nhiều người tới những sự kiện đó thì sẽ càng nhiều người yêu quý và quen thuộc với các không gian nghệ thuật. Bạn cần quen thuộc với sự hiện diện của nghệ thuật trong cuộc sống của mình trước khi bạn có nhu cầu hiểu về nó.

Cảm ơn đạo diễn Việt Tú, chị Hà Đỗ và anh Tùng Khỉ rất nhiều về buổi trò chuyện này!