Người đàn ông 14 năm thắp hương trong "khu nhà đói" giữa Hà Nội: "Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được"

Long Quyền, Theo Trí Thức Trẻ 07:08 12/07/2019

Ông Đặng Văn Tuyến (68 tuổi), người đã gắn bó với "khu nhà đói" hơn 14 năm cho biết, người dân quy tập hàng nghìn hài cốt về đây từ những năm 1951. Đến nay, chưa ai có thể thống kê được có bao nhiêu hài cốt được chôn nơi này.

Đến nay, vẫn không có số liệu chính xác về số người đã chết đói trong năm 1945. Theo số liệu của các nhà sử học ước đoán, số người chết trong nạn đói năm 1945 là từ 1 – 2 triệu người.

Trong những ngày tháng đen tối năm 1945, khắp các địa phương từ miền Trung đến miền Bắc như Nghệ An, Quảng Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng… không ai có thể đếm được có bao nhiêu bãi tha ma, hố chôn tập thể như Cồn Ma, Mả Quán …những hố chôn tập thể lớn nhất là ở Hà Nội.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 1.

Bể xương tập thể của các nạn nhân nạn đói năm 1945 nằm sâu tít trong 2 con hẻm của ngõ 559 đường Kim Ngưu.

Đi tìm dấu tích về bể xương khổng lồ nạn đói năm 1945

Đi dọc con sông Kim Ngưu thuộc địa phận quận Hai Bà Trưng, khi chúng tôi ngỏ lời hỏi về "khu nhà đói" - nấm mồ chôn tập thể các nạn nhân nạn đói năm 1945 thì không một ai biết đến.

Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi mới hỏi được đến ngõ 559, đường Kim Ngưu, nơi chứng tích về nạn đói năm 1945 nguyên vẹn nhất còn xót lại. Con đường dẫn vào bể xương khổng lồ nằm trong 2 ngách sâu chật hẹp, chạy dài hun hút của con ngõ này.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 2.

Đường vào nhỏ hẹp, chiếc cổng cũng vô cùng khiêm tốn. Khi du khách đến đây phải gọi điện cho số điện thoại người trông coi nơi này để được vào thắp nhang.

Qua nhiều lần hỏi đường, đi sâu vào 2 con hẻm trong ngõ, chúng tôi mới tìm được đến chiếc cổng có ghi số điện thoại của người trông coi bể xương này. Theo người dân nơi đây, đến năm 2013, bể xương mới được tôn tạo lần thứ 2 và mở thêm một cổng thẳng ra Minh Khai.

Nằm lọt thỏm giữa các ngôi nhà cao tầng, nghĩa trang Hợp Thiện giờ đây đã được tôn tạo, có hàng rào bao quanh, nhưng do quá chật hẹp nên một số hàng rào phải chung bờ tường với nhà dân.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 3.

Năm 2013, nơi đây được tôn tạo lần 2 và mở thêm 1 cổng hướng ra đường Minh Khai.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 4.

Tấm biển được cắm trước cổng nghĩa trang.

Phía trong cổng khuôn viên nghĩa trang có bài tế của giáo sư Vũ Khiêu, giữa khuôn viên là một tấm bia lớn ghi: "Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944 – 1945".

Ít ai biết rằng, phía dưới tấm bia lớn đó là hàng chục ngàn sinh linh được chôn tập thể. Nhưng phía dưới bể sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu cũng không ai biết được chính xác.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 5.

Bài tế của giáo sư Vũ Khiêu được khắc trên tấm bia trong khuôn viên nghĩa trang

Những dấu tích nguyên vẹn và rõ nét nhất còn sót lại có lẽ là những hình ảnh quy tập xương cốt đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ghi lại được treo trên tường phía trong nhà.

Bể xương chôn hàng ngàn sinh linh bị thu hẹp và dần trôi vào quên lãng

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Tuyến (68 tuổi), người đã gắn bó với nơi này hơn 14 năm cho biết, bể xương tập thể này được người dân quy tập hài cốt về đây từ những năm 1951. Đến nay, chưa ai có thể thống kê được có bao nhiêu hài cốt được chôn. Người ta chỉ ước lượng có khoảng hàng chục nghìn sinh linh được an nghỉ tại đây.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 6.

Ông Đặng Văn Tuyến là người trông coi nghĩa trang Hợp Thiện đã 14 năm nay.

Theo ông Tuyến, trước đây, nơi an nghỉ của các nạn nhân trong nạn đói năm 1945 là một khu tập kết hài cốt rộng mênh mông. Vào những năm 1968, nơi đây chỉ là một vùng đất hoang vắng, chỉ thấy toàn là cỏ lau sậy mọc um tùm. Bắt đầu từ năm 2000, quá trình đô thị hóa đã dần khiến nơi này ngày một thu hẹp, giờ chỉ còn rộng 158m2.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 7.

Những hình ảnh quy tập xương cốt đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp lại là dấu tích thể hiện rõ nét nhất về những năm tháng thương đau.

Đến khoảng 2006, do ảnh hưởng của đô thị hóa, người dân ngày một lấn dần đến bể xương, nhà cửa mọc lên như nấm: "Thực tế, tại Vĩnh Tuy có 2 bể xương, nhưng bể còn lại thì đã bị lấn chiếm hoàn toàn nằm dưới nền đất nhà dân, nay chỉ còn một bát nhang đặt dưới một bụi tre. Ngày nay còn có nước máy chứ trước đây hàng chục hộ gia đình vẫn sử dụng nước giếng khoan", ông Tuyến nói.

Đến năm 2003, khu nghĩa trang Hợp Thiện được tôn tạo lần 1, xây tường rào bao quanh. Năm 2013, nơi đây được tôn tạo lần 2, ốp gạch hoa bên trên và sắm hai hàng cây cảnh nhỏ đặt bên trên bể chứa. Hiện nay, khuôn viên trong nghĩa trang dù nhỏ hẹp nhưng vẫn luôn sạch sẽ.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 8.

Do khuôn viên quá nhỏ hẹp nên tường bao quanh phải xây vào nhà dân.

Người đàn ông 14 năm thắp hương trong khu nhà đói giữa Hà Nội: Tôi trông coi đồng bào, không ai cấm được - Ảnh 9.

Khuôn viên nghĩa trang Hợp Thiện nhìn từ trên cao.

Là người gắn bó với nơi này đã 14 năm, ông Tuyến tâm sự: "Tôi làm việc trông coi này là việc tâm linh, tôi trông coi đồng bào. Do là việc tâm linh nên người thân trong gia đình cũng hiểu và không ai nói gì cả. Mà nếu có nói cũng không được vì tôi thích là tôi trông, không ai cấm được".

"Ngày 2 lần, tôi thường ra thắp nhang dọn dẹp vào buổi sáng và tối. Cũng không có gì vất vả cả. Thi thoảng thấy cây cảnh bonsai nhỏ đẹp thì tôi lại mua về, mình thích thì mình mua về trang trí cho khuôn viên chứ cũng không đòi hỏi kinh phí ở bất cứ đâu cả", ông Tuyến chia sẻ.

Theo người dân, khách thập phương thường hay đến đây thắp nhang vào ngày mùng 1, thi thoảng cũng có đoàn người Nhật đến thắp nhang còn những ngày bình thường thì rất ít người tìm đến đây. Theo người trông coi nơi này, kinh phí để tôn tạo nghĩa trang Hợp Thiện hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày