Ngón chân cái to hơn và bí mật về quá trình tiến hóa của con người

A, Theo Helino 13:08 16/08/2018

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao ngón chân cái to hơn các ngón khác không?

Nhìn vào bàn chân 5 ngón, ngón dài ngón ngắn, ngón to ngón nhỏ... nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao ngón chân cái lại to hơn hẳn các ngón khác không?

Các nhà khoa học sẽ bật mí cho bạn câu trả lời.

Ngón chân cái to hơn và bí mật về quá trình tiến hóa của con người - Ảnh 1.

Theo đó, ngón chân cái là 1 trong những phần cuối cùng của bàn chân người xưa tiến hóa. 

Họ cho rằng, ngón chân cái dài, to, khỏe - trong khi các ngón chân còn lại ngắn hơn sẽ giúp người xưa đi lại dễ dàng bằng 2 chân, đứng thẳng được. Đây là điểm quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa của con người.

Mặc cho các cuộc tranh luận vẫn diễn ra, rằng liệu tổ tiên chúng ta đi lại giống con người hiện đại hay cúi mình như khỉ đột thì các chuyên gia vẫn tin, ngón chân cái ở bàn chân khác biệt vì con người cần nó để giữ chặt cơ thể khi leo cây.

Ngón chân cái to hơn và bí mật về quá trình tiến hóa của con người - Ảnh 2.

Tiến sĩ Peter Fernandez từ Đại học Marquette nói với BBC: "Ngón chân lớn có thể giúp tổ tiên ta giữ thăng bằng, bám giữ tốt khi leo cây, trước khi giúp con người đi lại bằng 2 chân 1 cách vững vàng".

Bên cạnh đó, sự phát triển ngoại cỡ của ngón chân cái còn có tác động đến cấu trúc gene và làm thay đổi các ngón đối xứng với chúng ở bàn tay là ngón tay cái.

Sự thích nghi của mỗi ngón chân dẫn đến sự thích nghi tương đồng ở mỗi ngón tay đối xứng.

Những phát hiện mới nhất cho thấy sự thay đổi cấu trúc xương tạo ra ngón chân cái to bắt đầu vào khoảng thời gian giống như sự tiến hóa của chi Homo - được cho là xảy ra vào khoảng 2 triệu năm trước. 

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thay đổi trong ngón chân cổ đại bằng cách tạo ra bản quét 3 chiều khớp xương ngón chân từ loài người sống, hóa thạch cũng như 1 số loài linh trưởng. Từ đó, họ lập ra được bản đồ tiến hóa. 

Tiến sĩ Peter Fernandez cho hay, xương, mô mềm và khớp đã phát triển để tối đa sức mạnh và sự ổn định. Qua đó, giới khoa học cũng phát hiện loài vượn từ lâu đã dùng tay để cầm, nắm và thực hiện các hành động khéo léo khác. 

Nhờ sự phát triển của các ngón chân tác động đến sự tiến hóa của bàn tay mà con người có khả năng điều khiển và nắm ngón tay cái cùng các ngón tay khác lại với nhau một cách dễ dàng. 

Hiện các nhà nghiên cứu của Đại học Marquette cho biết họ sẽ tiến hành phân tích tương tự trên các xương còn lại để có được thông tin bao quát hơn.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Nguồn: Dailymail