Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở "Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông" khiến bạn khóc như mưa

Jasmine, Theo Helino 16:33 27/12/2018

"Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông" là một câu chuyện buồn đầy nước mắt của nữ chính Dịch Dao đã khiến khối người xem phải sụt sùi suốt 90 phút.

Đúng như tên phim, Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông (Tên tiếng Anh: Cry Me A Sad River) là nước mắt đau khổ của nhân vật chính nhiều đến mức có thể chảy thành một dòng sông và khán giả cũng thế, hầu hết người xem sẽ chẳng thể ngừng khóc trước một khúc ca buồn da diết, đầy thống khổ và đau đớn. Tuy nhiên, dù bạn có sợ đau buồn đến đâu, 5 lý do này vẫn đủ để chứng minh đây là một phim điện ảnh đáng xem của năm 2018.

1. Nội dung bi thương đầy hấp dẫn

Dịch Dao (Nhậm Mẫn) là cô gái mang số phận của một đen đủi được nuôi lớn bởi người mẹ đơn thân. Cứ như hoàn cảnh gia đình này chưa đủ u buồn, mẹ cô ngày ngày đi mát xa cho người khác rồi vô tình khiến con gái của mình mắc bệnh lạ.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 1.

Dịch Dao, cô gái hiền lành nhưng luôn phải chịu những trò đùa ác ý từ bạn bè.

Dịch Dao hiền lành, sống cô quạnh và thường xuyên bị bạn bè trêu trọc. Đến khi trong lớp có bạn nữ chuyển đến thì cuộc sống của Dịch Dao lại càng thêm trớ trêu. Đường Tiểu Mễ là học sinh chuyển trường, vì ghen tức với Dịch Dao nên ngày ngày làm khó cô. Chính Đường Tiểu Mễ là kẻ phát tán tin tức Dịch Dao bị bệnh cho cả trường biết. Tháng ngày như sống giữa địa ngục của Dịch Dao cứ thế trải dài.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 2.

Cuộc đời Dịch Dao là những ngày khốn khổ, những người bạn bên cô cũng phải chịu nỗi đau.

Việc này chồng chất việc kia, cô bị vu khống và đổ tội oan, ngay cả việc giết người cô cũng phải chịu, Dịch Dao chạy mãi cũng chẳng thấy lối thoát. Vì mất hết niềm tin vào cuộc sống nên Dịch Dao quyết định nhảy xuống vực thẳm đó.

2. Phản ánh vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay

Chắc chắn ai cũng từng nghe đến cụm từ bạo lực học đường, ở đây, Dịch Dao chính là nạn nhân của nỗi ám ảnh thanh xuân này. Trong suốt những năm tháng đi học, Dịch Dao bị cô lập, bị bắt nạn và bạo lực cả về tinh thần lẫn thể xác. Đến khi Đường Tiểu Mễ xuất hiện, những trò đùa lại càng ác ý hơn. Nhưng nực cười ở chỗ, Đường Tiểu Mễ cũng là nạn nhân của bạo lực học đường khi ở trường cũ. Một kẻ chạy trốn ngôi trường cũ, vì quá sợ lại trở thành nạn nhân một lần nữa mà trở thành kẻ gieo rắc tai họa, tổn thương cho người khác ở ngôi trường mới.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 3.

Trước khi đi bắt nạn người khác Đường Tiểu Mễ cũng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Dịch Dao hết bị bạn bè mắng chửi bằng lời nói, bị những người vẫn đang tuổi đi học đặt điều vu khống. Thậm chí tiền cô dùng để đi chữa bệnh cũng bị bạn cùng lớp lấy trộm. Ngoài Tề Minh (Triệu Anh Bác), Cố Sâm Tây (Tân Vân Lai) và Cố Sâm Tương (Chương Nhược Nam) thì không một ai đứng về phía cô.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 4.

Cố Sâm Tây luôn ở bên cạnh động viên và bảo vệ Dịch Dao.

Dịch Dao là một trong những nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Cô là nhân vật đại diện cho những học sinh mang nhiều vết thương ở cuộc sống thật, là những đứa trẻ bị bắt nạt không có tiếng nói, cũng không có quyền được nói, ngày ngày phải sống trong đau khổ và sợ hãi.

Nhiều người biết chuyện này nhưng kẻ thì làm ngơ còn kẻ lại a dua đi bắt nạt. Có người muốn giúp Dịch Dao nhưng cũng vì sợ, vì hội chứng đám đông của xã hội nên cô bạn đó không thể lên tiếng. Cuối cùng tất cả mọi thứ đã đẩy Dịch Dao đến bước đường cùng.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 5.

Một nhóm học sinh cố tình đổ nước lên người Dịch Dao.

Câu chuyện như một hồi chuông báo động rằng ở xã hội bên ngoài, còn có bao nhiêu Dịch Dao? Có bao nhiêu người ra đi như Dịch Da, bao nhiêu người sống trong sợ hãi vì chịu đựng bắt nạt? Còn bao nhiêu thầy, cô giáo thờ ơ với chuyện này và còn bao nhiêu trường học không quan tâm đến học sinh? Chắc chắn là còn rất nhiều trường hợp như vậy, Dịch Dao chỉ là một đại diện mà thôi.

3. Tình mẫu tử thiêng liêng không cần khua chiêng múa trống

Ở những phút đầu của phim, hình ảnh về mẹ của Dịch Dao chẳng có gì tốt đẹp. Đó là một người phụ nữ lôi thôi, ích kỷ với gương mặt khắc khổ. Ngày nào Dịch Dao cũng bị mẹ mắng, thậm chí bà còn không mua đồng phục mới cho cô.

Tuy nhiên, hổ dữ cũng không ăn thịt con, mẹ Dịch Dao ghê gớm là vậy nhưng bà làm mọi thứ cũng bởi vì cô. Bà chấp nhận đi mát xa cho đàn ông, bà mặc kệ những lời điều tiếng chỉ vì muốn kiếm tiền cho cô ăn học. Đến khi biết được vì mình mà con gái mang bệnh, bà đã rất đau khổ.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 6.

Mẹ Dịch Dao đã nắm tay đưa cô đi chữa bệnh.

Hành nghề mát xa và biết nó xấu xa, bà vẫn luôn cố gắng bảo vệ Dịch Dao. Vì hiểu đám đàn ông đó là người như thế nào nên bà cấm cô không được trở về nhà khi nhà có khách. Đồng thời bà cũng giấu mọi thứ về cô để không một tên đàn ông nào phát hiện ra.

4. Ý nghĩa sâu sắc về việc tự bảo vệ mình

Mỗi người đều có một cuộc đời, nhưng không phải ai cũng có quyền chọn lựa số phận. Có người nói, số phận nằm trong tay bạn nên bạn tự quyết định số phận của mình. Dịch Dao phải chịu những ngày tháng khổ sở, rồi cô cũng vùng lên vì muốn tự quyết định cuộc đời mình, muốn thay đổi số phận.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 7.

Dịch Dao quyết định nhảy sông tự vẫn trước cái nhìn của học sinh toàn trường.

Nhiều người cho rằng những lời xúc phạm và chê bai người khác là trò đùa. Nhưng không phải trò đùa nào cũng vô hại, có những lời nói đùa đã làm cuộc đời của người khác chấm dứt. Lời là do mình nói, nhưng có lựa được lời hay ý đẹp để nói hay không lại là chuyện khác. Việc là do mình làm, nhưng hành động như thế nào thì mới là đúng?

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 8.

5. Dàn diễn viên trẻ thực lực biết lấy nước mắt

Phim sử dụng dàn diễn viên không phải hạng nổi bật vì đa số còn trẻ và góp mặt khá ít tác phẩm trước đó, tuy nhiên, năng lực diễn xuất của các diễn viên này rất đáng giá.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 9.

Mọi thăng trầm tuổi trẻ của nhóm những người bạn này đều được kể tốt bằng biểu cảm của dàn diễn viên mới. Người xem sẽ đau lòng trước một Dịch Dao sống nội tâm và cuộc đời chẳng có chút nào vui vẻ, một Tề Minh luôn thâm trầm, dịu dàng và đem lại cảm giác bình an, một Cố Sâm Tây sống hết mình, dám làm dám chịu; và một Cố Sâm Tương xinh đẹp, dịu dàng, mang khí chất của nữ thần. Những nhân vật ấy đều được lớp diễn viên trẻ: Nhậm Mẫn, Triệu Anh Bác, Tân Vân Lai, Chương Nhược Nam, Chu Đan Ni thể hiện tròn vai.

Ngoài cảnh báo vấn nạn nhức nhối, còn 5 điều ở Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông khiến bạn khóc như mưa  - Ảnh 10.

Từ trái sang: Chu Đan Ni, Triệu Anh Bác, Nhậm Mẫn, Tân Vân Lai, Chương Nhược Nam.

Thậm chí nhiều người đã khóc như mưa vì cảm thông trước cuộc đời của Dịch Dao. Khi Nhậm Mẫn biến thành Dịch Dao vừa khóc vừa kể tội từng người ở bờ sông, cô đã làm bao nhiêu người đau lòng và rơi nước mắt theo.

Tạm kết

Bắt đầu bộ phim, nhiều người đã phải khóc, kéo dài hơn 90 phút của phim, có người vẫn tiếp tục khóc, khi phim hết rồi, nước mắt vẫn còn có thể rơi. Ta thương cho kiếp sống của Dịch Dao, thương thêm những đứa trẻ phải chịu nạn bạo lực học đường. Điều đọng lại trong tâm trí khán giả Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông là bức tranh ám ảnh không dứt về một thanh xuân đẫm nước mắt.

Trailer phim "Bi Thương Ngược Dòng Thành Sông"