Nghẹn lòng trước câu chuyện cậu em trai từ bỏ giấc mơ Đại học để nuôi chị gái học đến ngày thành danh

Diệu Thu, Theo Helino 08:38 04/11/2019

“Không biết ở thiên đường có trường Đại học không, thế nhưng hàng năm, tôi vẫn sẽ đốt cho em trai tôi một ít tài liệu thi vào đại học, tôi muốn cho em ấy ở trên thiên đường được học đại học như ước nguyện...”, đó là một câu chuyện vô cùng xót xa.

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng luôn mặc định cho mình một tình yêu thương vô điều kiện đối với gia đình, chấp nhận hy sinh mọi thứ mà chẳng bon chen, toan tính hay đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào bao giờ. Đó là mối gắn kết tự nhiên, bền bỉ giữa cha mẹ, giữa anh chị em dưới cùng 1 mái nhà. Đương nhiên rồi, chúng ta sẽ không bao giờ vì cha mẹ lam lũ, vất vả mà oán trách, cũng chẳng vì anh em nghèo khó mà khinh miệt, chối bỏ. Chính sợi dây tình cảm đã gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau như một điều thiêng liêng, kỳ diệu. Thậm chí ta có thể đánh đổi cả tương lai, ước mơ và tuổi trẻ của mình để những người thân yêu được bình an, vui vẻ.

Như mới đây, câu chuyện về cậu em trai quyết từ bỏ ước mơ, công danh, sự nghiệp để nuôi chị gái đến ngày tốt nghiệp Đại học đã khiến cộng đồng mạng phải nghẹn ngào, rưng rưng rần rần truyền tai nhau trên khắp các diễn đàn. Cậu em trai tuy chịu nhiều thiệt thòi mà vẫn thương mẹ, thương chị hết mực, cố gắng chắt chiu từng đồng tiền mồ hôi nước mắt ở xứ người để nuôi chị học Đại học. Nhưng trớ trêu thay sau đó không lâu một điều đau đớn đáng tiếc đã xảy ra…

Nghẹn lòng trước câu chuyện cậu em trai từ bỏ giấc mơ Đại học để nuôi chị gái học đến ngày thành danh - Ảnh 1.

Nguyên văn câu chuyện nghẹn lòng về chàng trai ấy như sau:

Em trai à, ở thiên đường có đại học không?

Năm ấy tôi 3 tuổi, bố tôi mắc bệnh nặng, không chịu được bao lâu thì qua đời. Năm ấy, em trai tôi hai tuổi và mẹ tôi từ ấy về sau cũng không tái hôn nữa. Lúc tôi lên 6, mẹ đưa tôi cùng em trai cùng nhau vào tiểu học. Từ ấy trở đi tôi với em tôi lúc nào cũng như hình với bóng. cấp hai hay cấp ba chúng tôi đều học cùng một lớp, tôi với em tôi luôn cổ vũ học tập lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.

Mùa hè năm 1994, nhà tôi đều nhận được hai giấy báo trúng tuyển đại học, cả thôn làng đều phấn khởi, người trong nhà tôi lại càng phấn khích hơn. Nhưng hưng phấn không được bao lâu, mẹ tôi liền buồn rầu. Học phí gần một vạn, đối với nhà tôi mà nói, đấy chính là một con số trên trời. Mẹ tôi bán hết tất cả lợn, gà, lương thực, lại trèo đèo lội suối đến nhà ông chủ phía Tây mượn tiền. Mãi cho đến trước hôm báo danh mấy hôm, cộng lại tất cả cũng chỉ có 4000 tệ.

Buổi tối hôm ấy, mẹ gọi tôi với em tôi vào, còn chưa mở miệng, nước mắt đã chảy ra: "Con à, hai con đều cùng vào đại học mẹ rất vui, nhưng mà trong nhà kinh tế không có, cho dù mẹ có đi bán máu, cũng chỉ có khả năng đưa một đứa đi học". Tôi và em trai ngồi lẳng lặng nghe một bên, im lặng không lên tiếng. Một lúc sau, em trai tôi thấp giọng nói:"Chị đi đi", tôi nhìn em tôi mặt nó đỏ hồng, nhưng vẫn cố tỏ ra như không có gì. Mẹ tôi dùng ống tay áo lau nước mắt, không nói gì.

Nghẹn lòng trước câu chuyện cậu em trai từ bỏ giấc mơ Đại học để nuôi chị gái học đến ngày thành danh - Ảnh 2.

Tôi quay lại nói với mẹ: "Mẹ hãy để cho em đi đi, con trước sau gì chẵng phải lấy chồng". Tôi biết bản thân đang nghĩ một đằng nói một nẻo. Học đại học là lối thoát duy nhất của những đứa trẻ trong thôn chúng tôi, tôi nằm mơ cũng muốn mình được bước ra khỏi cửa "nông" này. Em trai tôi nói: "Vẫn là chị nên đi thì hơn, em ở nhà ít nhiều gì vẫn có sức lao động, vẫn có thể giúp mẹ làm việc ở trên đồng, tạo điều kiện tốt cho chị đọc sách. Nếu như em đi, thì hai người có thể cung cấp cho em sao?".

Tranh luận thật lâu, cuối cùng vẫn không có quyết định. Vào đêm hôm ấy, bên ngoài rất yên tĩnh, yên tĩnh đến mức có thể nghe âm thanh trở mình không ngủ của mỗi người ở trên giường. Ngày hôm sau, em trai tôi rời giường từ rất sớm, em đứng ở nhà chính thảo luận với mẹ: "Mẹ, mẹ hãy cho chị đi học đi, chị ấy đi học đại học rồi, tương lai mới có thể gả cho gia đình tốt". Tuy thanh âm của em ấy không lớn nhưng cũng đủ để cho những người trong phòng nghe phải rơi lệ.

Mẹ vào tôi sau khi ngủ dậy mới biết, ở trên bàn là một đống giấy vụn, là bức thư thông báo trúng tuyển đại học của em trai, đã bị xé tan thành từng mảnh. Em ấy đã đưa ra quyết định cuối cùng cho gia đình tôi. Lúc tiễn tôi ra xe lửa, mẹ và tôi đều khóc, chỉ có em trai tôi là cười ha ha nói: "Chị, chị nhất định phải học thật giỏi nhé!". Nghe thấy em tôi nói, tôi lại cảm thấy dường như em tôi mới là người lớn hơn tôi vài tuổi.

Năm 1995, nạn châu chấu hiếm thấy hoành hành ở quê tôi, lương thực đều không thu hoạch được. Em trai viết thư cho tôi, nói là phải đi làm công. Em tôi đi theo một người quen tới Quảng Châu. Vừa mới bắt đầu, nên rất khó tìm việc, em ấy phải đi tới bến tàu làm lao động, giúp người ta khiêng bao tải cùng rương hàng hóa. Sau đấy em ấy tìm được một việc làm ở một xưởng bật lửa, bởi vì là lương theo sản phẩm, nên em tôi lao vào công việc, mỗi ngày đều muốn làm mười mấy tiếng đồng hồ, thậm chí là lâu hơn. Đây là do người đồng hương cùng làm việc với em ấy nói cho tôi biết. Ở trong thư em ấy từ đầu đến cuối chỉ nói những chuyện tốt, không nói chuyện xấu cho tôi.

Mỗi tháng em tôi đều sẽ đúng hẹn gửi tiền tới trường học cho tôi, cho tôi làm phí sinh hoạt. Sau đó em ấy dứt khoát muốn tôi làm một cái thẻ ngân hàng, để em ấy trực tiếp gửi tiền tiết kiệm vào thẻ cho tôi. Mỗi lần tiền từ trong thẻ đi ra, tôi đều cảm thấy rất ấm áp, cũng cảm thấy hổ thẹn và tự trách vì sự ích kỷ trong lòng của mình.

Cái tết đầu tiên sau khi em trai tôi rời quê hương, em không về nhà, em ấy nói trước với chúng tôi rằng, vì ngày tết nên vé xe rất khó mua, có rất nhiều người về quê, lười chen, hơn nữa vì là tết nên tương đối bận rộn, thu nhập cũng sẽ cao hơn một chút. Tôi biết, em ấy đâu phải là lười chen xe, em ấy ít nhiều gì cũng suy nghĩ rằng phải tiết kiệm một ít tiền, kiếm nhiều tiền một chút, để cung cấp tiền cho tôi đi học.

Nghẹn lòng trước câu chuyện cậu em trai từ bỏ giấc mơ Đại học để nuôi chị gái học đến ngày thành danh - Ảnh 3.

Sau này em tôi lại đi làm ở một xưởng tiện (gỗ), em nói lương ở bên ấy cao hơn một chút. Tôi nhắc nhở: "Nghe nói xưởng tiện rất dễ xảy ra chuyện, em nhất định phải cẩn thận một chút. Chờ chị học xong đại học đi làm rồi, em nhất định phải đăng kí danh sách người quá tuổi thi vào trường đại học, sau đó chị sẽ kiếm tiền tạo điều kiện cho em đi học".

Cuối cùng tôi cũng thuận lợi tốt nghiệp đại học. Tôi rất nhanh tìm được một công việc yêu thích ở trong thành phố. Em trai gọi điện thoại đường dài tới chúc mừng tôi, cũng căn tôi phải làm việc thật giỏi. Tôi bắt em mình bỏ việc về nhà ôn lại bài vở, chuẩn bị cho kì thi đại học dành cho người quá tuổi vào năm nay. Em tôi lại nói, tôi vừa mới đi làm khẳng định thu nhập không nhiều lắm, em ấy muốn làm việc thêm nửa năm, kiếm nhiều thêm một ít tiền thì sẽ trở về. Tôi muốn em mình ngay lập tức bỏ việc, nhưng em tôi vẫn kiên trì với ý kiến của mình, cuối cùng tôi cũng đành phải thỏa hiệp với nó.

Tôi nằm mơ cũng không nghĩ tới lần thỏa hiệp này của tôi chính là mạng của em trai mình. Em tôi gặp chuyện không may lúc tôi đang ở trong phòng làm việc xử lý văn kiện thì chuông điện thoại reo, một giọng Quảng Đông đặc xịt vang lên, tôi nghe được loáng thoáng đầu dây bên kia hỏi tôi: "Cô có phải là chị của Lê Binh không?". Tôi đáp: "Phải ạ, có chuyện gì không ạ?"

- Em trai cô xảy ra chuyện rồi, mời cô lập tức qua đây một chuyến!

Đâu tôi oang một cái, vội vàng hỏi đã xảy ra chuyện gì. Thì bên kia nói, máy móc khống chế không nhạy, Lê Binh bị bánh răng bên cạnh cán nát thân trên, đang ở bệnh viện cấp cứu. Tôi với mẹ của mình ngồi xe lửa suốt đêm đi tới Quảng Châu. Lúc chúng tôi chạy tới bệnh viện, cũng là lúc mà bác sĩ phụ trách chăm sóc em tôi nói cho chúng tôi biết, em tôi đã không cứu được, đã rời xa nhân thế. Mẹ tôi lúc ấy nghe xong liền ngất.

Ở phòng giữ xác, nhìn thấy di thể của em trai. Nhìn thấy bả vai bên trái, bộ ngực hay cả cánh tay đều đã mất, gương mặt đen gầy, bởi vì đau đớn mà biến đổi nghiêm trọng, cái bộ dáng thảm hại này khiến người ta nhìn vào chỉ có đau xót. Đồng nghiệp của em ấy đã nói cho chúng tôi biết, lúc còn sống, khi được bệnh viện cấp cứu, em ấy đã không muốn đồng nghiệp nói cho chúng tôi biết rằng em ấy xảy ra chuyện, em ấy không muốn chúng tôi phải lo lắng.

Lúc thu dọn di vật của em ấy, tôi phát hiện ra trong ngăn kéo có hai bảo hiểm tai nạn cá nhân tử vong ngoài ý muốn, người được lợi ích sẽ là mẹ tôi và tôi. Mẹ tôi cầm hợp đồng nức nở khóc, nói:"Binh Nhi à, mẹ không cần tiền của con, mẹ muốn nhiều tiền như vậy để làm gì. Mẹ muốn con trở về, con trở về cơ.." Trong ngăn kéo còn một bức thư đã được dán thật chặt, là viết cho tôi :"Chị ơi, mua xuân đến nhanh thật, đã 3 năm em chưa về nhà, em thực sự rất nhớ mọi người. Hiện tại, rốt cuộc chị cũng tốt nghiệp được đi làm, em cuối cùng cũng có thể giải ngũ về quê được rồi.

Em tôi ra đi cũng đã lâu, nhưng tôi và mẹ đều không thoát ra được nỗi đau này, Không biết ở thiên đường có trường đại học không, thế nhưng hàng năm, tôi vẫn sẽ đốt cho em trai tôi một ít tài liệu thi vào đại học, tôi muốn cho em ấy ở trên thiên đường được học đại học như ước nguyện...

Dịch: Tô Bà Bà - Nguồn: Fanpage Tô Bà Bà - 苏婆婆