Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi

M52, Theo Nhịp sống Việt 23:20 04/11/2019

Hóa ra, chiếc lắc vàng của cậu bé Bảo không phải bị mất. Và sau khi tìm thấy thì người mẹ này cúi đầu xấu hổ vì hành động của mình.

Rất nhiều bậc cha mẹ cho con cái đeo trang sức bằng vàng, bạc, đá quý đắt tiền ngay từ khi còn nhỏ. Đây là cách họ thể hiện tình yêu với con cái, với hy vọng khiến con trở nên xinh đẹp, nổi bật hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên suy nghĩ lại về việc đeo đồ trang sức cho con vì trẻ nhỏ chưa có khái niệm về những đồ vật giá trị và có thể làm mất. Đôi khi, còn có thể xảy ra những tình huống hiểu lầm không đáng có. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Cậu bé Bảo năm nay bắt đầu đi học mẫu giáo. Cách đây đúng một tuần là ngày đầu tiên mẹ dẫn cậu tới lớp đi học. Dù khá lo lắng nhưng người mẹ vẫn phải rời đi và đứng chờ ở ngoài cổng trường trong tâm trạng thấp thỏm không yên.

Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi - Ảnh 1.

Trái ngược với sự lo lắng của mẹ, Bảo đi học rất thích thú và vui vẻ. (Ảnh minh họa)

Buổi chiều, ngay khi đến giờ đón con, mẹ của Bảo đã lập tức lao vào lớp. Thế nhưng hoàn toàn bất ngờ, cậu bé lại tỏ ra rất vui vẻ và hào hứng, tâm trạng thật sự rất tốt. Chị thở phào nhẹ nhõm, cầm lấy bàn tay của con trai.

Tuy nhiên, lúc này mẹ của Bảo phát hiện ra chiếc lắc vàng của cậu bé đã biến mất. Gặng hỏi con trai, cậu bé chẳng mảy may quan tâm và khẳng định với mẹ mình không biết gì.

Quá tức giận, người mẹ đã lao thẳng vào phòng hiệu trưởng thay vì tới gặp cô giáo phụ trách lớp. Chị phàn nàn rằng giáo viên đã không chăm sóc học sinh chu đáo, không bảo vệ được tài sản cá nhân của các bé và yêu cầu bồi thường.

Hiệu trưởng là một thầy giáo đứng tuổi, lắng nghe chăm chú tất cả những lời phàn nàn của phụ huynh học sinh. Sau đó, thầy cố gắng xoa dịu sự giận dữ của mẹ đứa trẻ, rồi đưa ra giải pháp là sẽ cùng ngồi xem camera lớp học.

Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi - Ảnh 2.

Người mẹ tức giận vì chiếc lắc vàng trên tay cậu bé Bảo đã không cánh mà bay. (Ảnh minh họa)

Mẹ của Bảo đồng ý. Qua màn hình theo dõi, chính giáo viên phụ trách lớp của bé Bảo đã tháo chiếc vòng ra, rồi cất vào trong balo của cậu bé. Người mẹ lập tức kiểm tra thì thấy món trang sức này còn được cô gói cẩn thận vào một tờ giấy và nhét ở ngăn khóa rất cẩn thận.

Sau khi tìm được, mẹ của bé Bảo rất xấu hổ vì cơn nóng giận mà mất kiểm soát. Chị xin lỗi hiệu trưởng rối rít và nhận được lời khuyên từ nay về sau không đeo bất kì món trang sức đắt tiền nào cho con khi tới lớp.

Trên thực tế, khi trẻ còn quá nhỏ, chúng không thích hợp để mang các vật có giá trị trên cơ thể vì những lý do sau:

1. Dễ gặp nguy hiểm

Một đứa trẻ mang đồ vật có giá trị dễ bị kẻ xấu tấn công bất cứ lúc nào: khi trên đường đi học về, lúc ra cổng, ngõ, sang nhà hàng xóm chơi với bạn bè... vì không có khả năng chống trả và bảo vệ chính mình.

Chưa kể, nghiêm trọng hơn là trẻ có thể bị bắt cóc vì những kẻ xấu nghĩ rằng gia đình đứa trẻ giàu có. Trong khi đó, cha mẹ, thầy cô thì không phải lúc nào cũng có thể kè kè ở bên 24/24 để trông nom, quản lý được trẻ được. Vì thế, ngoại trừ 1 số dịp đặc biệt, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đeo đồ trang sức giá trị tránh những rủi ro không đáng có.

Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi - Ảnh 3.

2. Dễ bị mất

Thông thường, trẻ nhỏ rất vô tư và các bé hoàn toàn không ý thức được giá trị của món đồ. Khi vui chơi, trẻ sẵn sàng tháo ra trao tặng cho một người bạn mà mình yêu quý.

Ngoài ra, ý nghĩa thẩm mỹ của đồ trang sức trẻ cũng không cảm nhận được. Việc đeo vàng, bạc, đá quý cho trẻ hầu như chỉ đáp ứng sự phù phiếm của cha mẹ.

Ngày đầu đi học con trai đã bị mất lắc vàng đeo tay, người mẹ bù lu bù loa bắt đền nhưng sau cùng phải cúi đầu xin lỗi - Ảnh 4.