Nếu đang dùng bút xóa, bạn nhất định phải biết những điều này

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 09:00 18/11/2017

Ngày nay, chiếc bút xóa không còn là điều lạ lẫm với tất cả mọi người. Thế nhưng, không nhiều người biết cây bút xóa mình đang cầm trên tay vận hành ra sao, chứa trong nó dung dịch gì và càng không biết những tiêu chí để chọn được một chiếc bút chất lượng tốt.

Một phát minh đột phá

Trong những năm 1950, ở Mỹ, người ta thường dùng máy đánh chữ để soạn thảo văn bản. Đó là một loại máy dễ sản xuất, dễ sử dụng và được phổ biến rất rộng rãi. Tuy nhiên, khi họ gõ sai bất kì kí tự nào, họ sẽ phải đánh lại từ đầu.

Một ngày đẹp trời năm 1951, tại bang Texas, bà Bette Nesmith Graham – thư ký điều hành thuộc ngân hàng Texas đã tìm ra cách sửa lỗi chính tả. Bà nhận thấy các họa sĩ khi vẽ tranh trên vải đều tự sửa được những lỗi sai của mình, vậy tại sao người đánh máy lại không làm được điều đó? Bà đã chọn 1 loại màu nước trùng với màu giấy mang đến văn phòng và dùng nó để che lỗi chính tả mà sếp bà không hề hay biết.

Bà Gramham đã cho dung dịch đó vào một chiếc lọ màu xanh và đề nhãn là “Mistake Out” (có nghĩa là sửa lỗi). Một thời gian sau, tất cả các nhân viên đã hỏi xin bà loại dung dịch thần kì nói trên.

Năm 1956, Graham quyết định lập công ty Mistake Out (sau đổi tên thành Liquid paper) tại quê nhà ở phía Bắc Dallas và công việc kinh doanh đã phát triển lên rất nhanh.

Nếu đang dùng bút xóa, bạn nhất định phải biết những điều này - Ảnh 1.

Chân dung bà Graham và lọ bút xóa đầu tiên trên thế giới

Cơn sốt khác tại Nhật Bản

12 năm sau khi ra đời, sản phẩm Liquid paper đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Cũng vào thời điểm này, người Nhật đã sản xuất ra loại mực xóa của riêng họ. Tuy nhiên, ban đầu, tất cả các sản phẩm đều có mẫu mã giống lọ sơn móng tay (với một chiếc chổi lông được gắn ở nắp) và chúng đều gặp vấn đề như dung môi trong mực dễ bay hơi khiến mực đông cứng. Thêm vào đó, những chiếc bút xóa thường bị đọng mực ở đầu, chổi bị rách trong khi sử dụng hay mực xóa dễ đổ khi bị nghiêng...

Nếu ai đã biết về văn hóa và tính cách của người Nhật thì sẽ hiểu họ chắc chắn không thể chấp nhận sự bất cập nói trên. Đó chính là lý do mà Pentel đã tập hợp 1 nhóm chuyên gia để nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm bút xóa mới của Nhật Bản, thay thế cho loại bút cũ. Kết hợp những ưu điểm từ thiết kế của sản phẩm Pentel White (bút dạ dầu) và bút cọ Pentel (Pentel Brush). Năm 1983, quá trình phát triển và cải tiến dung dịch mực xóa thành công. Cũng trong thời điểm đó, Pentel đã công bố sản phẩm bút xóa đầu tiên “Pentel Correction Pen” trên toàn thế giới.

Nếu đang dùng bút xóa, bạn nhất định phải biết những điều này - Ảnh 2.

Bút xóa Pentel đầu kim ZL72

Chị Đoàn Việt Hà, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ: “Bút xóa Pentel giải quyết được tất cả các lỗi mà tôi thường gặp ở các loại bút xóa khác. Bên cạnh đó, khi dùng loại bút xóa này, tôi rất hài lòng về độ phẳng và sạch của bề mặt giấy sau khi dung dịch đã khô”.

Một điều đặc biệt của thương hiệu bút xóa này là người Nhật còn phát minh ra công nghệ đầu kim 1mm giúp dễ dàng xóa những chi tiết nhỏ nhất. Chính những cải tiến này khiến bút xóa Pentel tạo nên cơn sốt ở Nhật Bản và không ngừng phát triển trên toàn thế giới trong suốt 60 năm qua.

Nếu đang dùng bút xóa, bạn nhất định phải biết những điều này - Ảnh 3.

Nhân viên khối văn phòng Nhật chuyên sử dụng bút xóa Pentel

Dung dịch trong bút xóa có những gì?

Dung dịch bút xóa nào trên thế giới hiện nay đều chứa 3 thành phần chính: Đó là chất liệu phủ (sắc tố) với khoảng 50% nguyên liệu chính là chất phủ màu trắng; Chất liệu xử lý (nhựa) có nhiệm vụ sửa sắc tố bề mặt giấy và làm phẳng, mịn bề mặt bôi xóa; Và cuối cùng là dung môi để hòa tan chất liệu xử lý, cũng như làm khô bề mặt giấy khi bôi xóa.

Mới nghe qua thì rất đơn giản, nhưng những sai sót nhỏ nhất về tỷ lệ 3 thành phần nói trên trong dung dịch cũng có thể khiến chiếc bút xóa bị mất điểm với người dùng. Bởi, loại mực càng chứa nhiều chất liệu phủ thì càng có sức mạnh che phủ cao nhưng độ bền sản phẩm lại kém đi (tuổi thọ ngắn). Mực chứa nhiều dung môi vượt trội về thời gian khô nhưng sức mạnh bao phủ sẽ bị giảm đi. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia của Pentel không chỉ tìm ra công thức tối ưu khi pha chế dung dịch mà còn sử dụng chất liệu phủ với độ bền và tính linh hoạt cao. Họ sử dụng chất methylcyclohexane cao cấp cho dung môi, an toàn cho người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường. Đó là lý do tại sao bút xóa Pentel có chất lượng tốt hơn và được tin dùng trên toàn thế giới.

Nếu đang dùng bút xóa, bạn nhất định phải biết những điều này - Ảnh 4.

Quầy trưng bày bút xóa Pentel nổi bật trong nhà sách

Thông thường, giá cả luôn là yếu tố quan trọng nhất khi người tiêu dùng chọn mua bút. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của anh Bùi Minh Quân (sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội) thì khi bạn mua một chiếc bút xóa giá rẻ, chưa chắc đã đem lại sự tiết kiệm về mặt kinh tế bởi bạn có thể phải vứt bỏ khi mới dùng do bút bị tắc mực. “Trước đây, tôi thường xuyên phải mua vài cây bút xóa một lúc để lỡ cây này tắc mực thì còn có cây khác mà dùng. Tuy nhiên, sau một lần trải nghiệm với Pentel thì tôi vô cùng hài lòng và chỉ chọn loại bút này mỗi lần đi mua văn phòng phẩm” – anh Quân chia sẻ.

Trên thị trường bút xóa hiện nay, hầu như tất cả những loại bút giá rẻ đều mắc lỗi trên, đơn giản vì kết cấu van quá tệ. Chính vì vậy, Pentel đã sử dụng hệ thống van điều chỉnh dành riêng cho dòng bút xóa, giúp dòng mực ra đều liên tục mà không vón cục. Và, đây là cách người Nhật giúp bạn trải nghiệm sử dụng bút xóa đến giọt mực cuối cùng.