Này, có phải mỗi khi đi xa về, bạn thường lao ngay vào nhà vệ sinh không? Và lý do là...

Gucci, Theo Trí Thức Trẻ 21:21 03/11/2017

Cảm giác mong muốn được "ngồi lên cái bồn cầu" quen thuộc ở nhà sẽ ngự trị tâm lý của bạn ngay khi bạn về nhà đấy!

Có bao giờ bạn gặp rắc rối khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng hay luôn có cảm giác ái ngại, thậm chí cố nhịn "để dành" tới khi về nhà mới giải quyết không?

Để rồi khi về tới nhà, dù không thực sự "mót" nhưng không hiểu sao bạn lại cứ muốn lao ngay vào nhà vệ sinh và thỏa mãn nốt "nỗi buồn". 

Nhưng vì sao bạn lại luôn có cảm giác muốn lao vào nhà vệ sinh ngay khi trở về nhà vậy?

Này, có phải mỗi khi đi xa về, bạn thường lao ngay vào nhà vệ sinh không? Và lý do là... - Ảnh 1.

Theo Nick Haslam, giáo sư tâm lý học tại Đại học Melbourne - tác giả cuốn Tâm lý học trong phòng tắm cho hay, đây là 1 câu chuyện quen thuộc, và bạn không phải là người duy nhất có tâm lý như vậy.

Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra, có tới 52% người dân trong nước và 56% người nước ngoài khi được hỏi cảm thấy hoàn toàn lúng túng khi yêu cầu họ đi vệ sinh tại một nhà vệ sinh công cộng. Và phụ nữ tỏ ra e dè, lo ngại hơn hẳn so với nam giới về việc đi vệ sinh tại nơi không phải là nhà mình và chỉ khi về đến nhà thì mọi chuyện lại trở nên suôn sẻ lạ thường.

Theo Haslam, "hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn khi mình vào môi trường quen thuộc, và đặc biệt là giải quyết chuyện riêng tư của mình".

Này, có phải mỗi khi đi xa về, bạn thường lao ngay vào nhà vệ sinh không? Và lý do là... - Ảnh 2.

Theo Haslam, đây là hiệu quả ngược của chứng "táo bón khi du lịch". Cụ thể những người đi xa, đi du lịch thường không cảm thấy thoải mái khi đi vệ sinh trong môi trường không quen thuộc hoặc do ăn các loại thực phẩm làm xáo trộn, thay đổi 1 lượng vi khuẩn trong ruột nên "khó đi".

Một nghiên cứu năm 2007 của ĐH Utah cũng cho thấy, vừa trở về sau chuyến du lịch hoặc đi xa, nhiều người bỗng nhiên muốn vào nhà vệ sinh và giải quyết.

Theo giáo sư Jack Gilbert - giám đốc trung tâm vi sinh vật của trường ĐH Chicago nói với The Atlantic, khi trở về nhà, với tâm trạng thoải mái, hormone adrenalin - chi phối stress của bạn sẽ giảm xuống, khiến bạn thay đổi suy nghĩ từ thụ động sang tích cực hơn. 

Cùng lúc này, các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng sẽ khiến tốc độ di chuyển thực phẩm, chuyển hóa tốt hơn, nên ruột sẽ kích thích đẩy chất thải ra ngoài.

Gilbert chia sẻ: "Môi trường quen thuộc, tâm lý thoải mái giúp thực phẩm di chuyển dọc theo ruột nhanh hơn bình thường. Điều này tạo ra phản ứng thư giãn, cho phép bạn giải phóng những thứ không cần thiết nhanh, tối ưu hơn khi ở môi trường không quen thuộc".

Nguồn: Dailymail