NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 11:52 25/10/2017

Chúng đều là những loại cây có khả năng khử độc cực kỳ tốt, đồng thời có thể tiếp tục nhả oxy trong điều kiện thiếu sáng. Quan trọng hơn, NASA cũng khuyên là nên trồng.

Không phải loại cây nào cũng nên trồng trong nhà. Một phần là vì ánh sáng trong nhà không đủ tốt để cho cây phát triển, nhưng chủ yếu do cơ chế hô hấp của cây - hút oxy và thải CO2 khi không có ánh sáng, khiến không khí trong nhà trở nên ngột ngạt hơn vào ban đêm.

Tuy vậy, cũng có một số loại cây mang lại tác dụng rất tốt nếu được trồng trong nhà, vì chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Ví dụ như những cây dưới đây, chúng được chuyên gia Elle Decor từ viện nghiên cứu thực vật của NASA khuyến khích trồng trong nhà, vì những tác dụng không thể tin nổi đối với sức khỏe. Nổi bật trong số đó là giảm stress, chống mất ngủ, thậm chí là chống cảm lạnh.

1. Cọ cảnh (Areca Palm)

Một loại cây được đánh giá rất cao về khả năng khử độc, loại bỏ các tác nhân ô nhiễm trong không khí như Formaldehyde, xylene và toluene. Nhưng bên cạnh đó, Decor còn cho biết cau cảnh là một lựa chọn tuyệt vời đối với những người thường xuyên bị cảm lạnh hoặc viêm xoang, vì chúng có tác dụng hút ẩm nữa.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 1.

2. Lô hội (Aloe Vera)

Theo Decor, đây là loại cây rất dễ trồng, lại có giá trị thẩm mĩ cao. Đối với NASA, lô hội được xếp vào một trong những loại cây có khả năng lọc không khí tốt nhất.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 2.

Được biết, cây lô hội có thể nhả oxy ngay cả trong bóng tối, qua đó giúp bầu không khí trong phòng ngủ được trong lành hơn. Bên cạnh đó, các hóa chất độc hại như benzene (trong chất tẩy rửa) và formaldehyde bị lô hội hấp thụ.

3. Thường xuân (English Ivy)

Một loại cây khác được đánh giá là hoàn hảo để trồng trong phòng ngủ. Không những bổ sung oxy cho căn phòng, mà theo một nghiên cứu từ khoa Dị ứng, hen suyễn và miễn dịch học của ĐH American, cây thường xuân có thể loại bỏ tới 78% phân tử nấm mốc chỉ trong vòng 12h.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 3.

4. Chà là cảnh (chà là lùn: dwarf date palm)

Tương đối khó trồng, nhưng chà là cảnh có sức chống chịu khá lớn và là loại cây chịu hạn rất tốt. Quan trọng hơn, nó có tác dụng khử độc trong phòng, đặc biệt là xylene.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 4.

5. Dương xỉ Mỹ (Boston Fern)

Trong danh sách những loại cây cảnh khử độc không khí tốt nhất, dương xỉ Mỹ đứng thứ 9. Đặc biệt, khả năng trừ bỏ formaldehyde của chúng là cực kỳ tốt.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 5.

Loại cây này từng rất được người thời Victoria ưa chuộng (giữa thế kỷ 19 - đầu 20).

6. Vạn lộc (Chinese evergreen)

Đây cũng là một trong những loại cây dễ trồng trong nhà nhất. Chúng có thể phát triển rất tốt trong môi trường thiếu ánh sáng, lại cần rất ít nước để tồn tại. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khả năng khử độc và thải oxy luôn được đánh giá rất cao.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 6.

7. Lan ý (Peace lily)

Lan ý dễ trồng, lại có giá trị thẩm mỹ cao. Chúng cũng có tác dụng lọc không khí, làm tăng độ trong lành lên tới 60%. Các phân tử nấm mốc cũng bị chúng hấp thụ qua lá, chuyển xuống rễ để chuyển đổi thành chất dinh dưỡng.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 7.

8. Quan trúc âm (Lady Palm)

Không có gì nhiều để nói về loại cây này. Quan trúc âm là một trong những loại cây lọc không khí hiệu quả nhất, khi lọc được cả formaldehyde, ammonia, xylene và toluene.

NASA khuyên trồng những loại cây này trong nhà, bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh và mất ngủ nữa - Ảnh 8.

Nguồn: NASA, Daily Mail